, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 08/10/2018, 13:54

Nhân giống thành công cây mán đĩa trị ung thư

Qua hai năm nghiên cứu, PGS Võ Thị Mai Hương cùng các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học Huế đã điều tra, xác định được khu vực phân bố, đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây mán đỉa và tìm cách nhân giống thành công loại cây này.

Hình minh họa (Nguồn: Internet)
Hình minh họa (Nguồn: Internet)

 

Cây mán đỉa tên khoa học là Archidendron clypearia thuộc họ Trinh nữ. Cây có thể sinh trưởng trên đất có hàm lượng mùn, ưa sáng. Tuy nhiên, loài cây này chỉ mọc trong rừng tự nhiên lại khó tái sinh. 

Nhóm nghiên cứu phát hiện hạt mán đỉa khô không có khả năng này mầm, trong khi hạt tươi tỷ lệ hạt nảy mầm rất cao (94,8%). Thời gian hạt nảy mầm từ 6 - 7 ngày, có thể bảo quản hạt bằng phương pháp lạnh - tươi trong thời gian không quá 3 tuần hoặc bảo quản trong cát ẩm không quá một tuần. 

Ngoài việc xây dựng quy trình nhân giống tự nhiên, bước đầu nhóm nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào mán đỉa và lựa chọn được môi trường tối ưu cho sinh trưởng của chồi cây.

Hiện mô hình thử nghiệm được trồng với 500 cây mán đỉa trên diện tích 0,5 ha ở tại xã Hương Lộc, Nam Đông, Thừa Thiên Huế có tỷ lệ cây sống đạt 87%. Cây thích nghi và tăng trưởng tốt.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học Huế về tác dụng dược lý, thành phần hóa học phát hiện cây có hoạt tính cao. Qua phân lập 12 hợp chất có trong cây, nhóm nghiên cứu đã xác định hàm lượng của 5 hoạt chất có hoạt tính chống oxy hóa tốt, bảo vệ gan và ức chế các tế bào ung thư. 

PGS Võ Thị Mai Hương, Chủ nhiệm đề tài cho biết đề tài nghiên cứu vừa được Hội đồng khoa học cấp tỉnh nghiệm thu. Theo PGS, nếu cây trồng có hoạt tính như cây tự nhiên trong rừng thì thực sự là nguồn dược liệu quý.

Song Thùy

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm





Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất