, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 05/03/2023, 06:27

Nhật Bản cam kết hỗ trợ tài chính giúp ASEAN khử carbon

LÊ KIÊN
(theo Reuters)
Nhật Bản hôm 4/3 cam kết sẽ hỗ trợ tài chính và công nghệ để giúp các quốc gia ASEAN đẩy nhanh nỗ lực khử carbon đối với nền kinh tế và chống biến đổi khí hậu.
Khói bốc lên từ một nhà máy tại khu công nghiệp Keihin ở Kawasaki, Nhật Bản. (Ảnh tư liệu: Reuters/Toru Hanai).

Nhật Bản được biết đến là một quốc gia nghèo năng lượng, do đó Nhật Bản mong muốn trở thành nền kinh tế hydro hàng đầu thế giới để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch truyền thống gây ô nhiễm như than đá và dầu mỏ.

Với tư cách là chủ tịch của Nhóm bảy quốc gia (G7) năm nay, Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng tại Sapporo vào ngày 15/4 - 16/4, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima được tổ chức vào ngày 19 - 21/5 để thảo luận về vấn đề khí hậu, năng lượng và môi trường, nhằm thúc đẩy những gì gọi là quá trình chuyển đổi năng lượng thực tế.

Phát biểu tại cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của Cộng đồng Châu Á Không phát thải (AZEC), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Yasutoshi Nishimura nói: “Nhật Bản sẽ đi đầu trong việc cung cấp hỗ trợ về tài chính, công nghệ và nguồn lực cá nhân để thúc đẩy quá trình khử carbon của châu Á”.

Cộng đồng Châu Á không phát thải (AZEC) do Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khởi xướng vào hồi năm ngoái với mục đích chia sẻ triết lý thúc đẩy quá trình khử carbon ở các quốc gia châu Á và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng.

Cuộc họp có sự tham dự của một số thành viên khối ASEAN và Úc. Ông Nishimura cho biết, việc thúc đẩy hợp tác sẽ bao gồm các lĩnh vực năng lượng tái tạo, khí đốt tự nhiên, hydro và amoniac cùng nhiều lĩnh vực khác.

Trong một tuyên bố chung, AZEC đã kêu gọi hỗ trợ tài chính đối với các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng khử carbon và tạo ra chuỗi cung ứng năng lượng sạch. 

"Vì nhiều quốc gia đã bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Nhật Bản, chúng tôi muốn có sự lãnh đạo mạnh mẽ trong việc hỗ trợ họ về công nghệ, tài chính, bao gồm cả đầu tư từ khu vực tư nhân và phát triển nguồn nhân lực", ông Nishimura chia sẻ trong cuộc họp báo.

Theo Bộ trưởng Yasutoshi Nishimura, các thành viên AZEC như: Úc, Brunei, Campuchia, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam có thể xem xét lập một kế hoạch tổng thể về hydro và amoniac ở châu Á như một bước kế tiếp.

Các công ty Nhật Bản, bao gồm Iwatani Corp và Electric Power Development đã đồng ý cùng tạo ra chuỗi cung ứng hydro đầu tiên của Nhật Bản giữa bang Victoria của Úc và Kawasaki - một thành phố công nghiệp hóa gần Tokyo để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng hướng tới một xã hội sạch hơn.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm


Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất