, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 02/08/2022, 07:45

Nhọc nhằn mưu sinh với nghề gánh cá thuê

THIÊN HƯƠNG
Họ là những người phụ nữ chuyên hành nghề gánh cá thuê, công việc rất nặng nhọc nhưng có thêm nguồn thu nhập đáng kể.

Những ngày này, hàng chục tàu cá lớn nhỏ ở bãi biển Bình Minh (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) tấp nập vào bờ cập bến để cân bán cá cho thương lái. Nhưng để đưa cá lên bờ, ướp lạnh trước khi mang đi tiêu thụ, cả chủ tàu và thương lái luôn cần đến những người phụ nữ ở bãi ngang chuyên hành nghề cửu vạn - gánh cá thuê.

Tầm 4h sáng hàng ngày, hàng chục phụ nữ khoảng 25 - 60 tuổi đã có mặt ở bãi biển, họ mang theo hành trang mưu sinh nơi cảng biển với đôi quang gánh, 2 cái thau to hoặc rổ tre để chuẩn bị hành nghề gánh cá thuê cho các chủ tàu hoặc thương lái.

Nhũng người phụ nữ gánh cá thuê phụ ngư dân đẩy thúng cá vào bờ tại biển Bình Minh (Thăng Bình, Quảng Nam).

Tàu cá vừa cập bến, họ ùa nhau ra biển để cùng với ngư dân đẩy những thúng cá các loại nặng trĩu vào bờ. Sau đó, họ liền tay đưa những túi cá đã được ngư dân phân loại sẵn vào đôi gánh và chạy hơn 50m bờ biển để vào điểm tập kết mà thương lái đang thu mua.

Hơn 15 năm mưu sinh với nghề gánh cá thuê, bà Huỳnh Thị Bảy (53 tuổi, thôn Hòa Bình, xã Bình Minh, Thăng Bình) cho biết, ở bãi ngang xã Bình Minh có hàng chục phụ nữ hành nghề này. Công việc gánh cá thuê rất nặng nhọc, thức khuya dậy sớm nhưng làm riết rồi thành thói quen.

Họ cho cá vào các thau hoặc rổ trước khi gánh vào bờ.

Mỗi ngày bà gánh được hơn 50 gánh cá, mỗi gánh sẽ được nhận tiền công 10.000 đồng. Công việc bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 9 giờ trưa hàng ngày, có khi nghỉ sớm hơn hoặc hết cá để gánh.

“Tiền công tuy ít nhưng giúp tôi có thêm thu nhập lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có cá để gánh, phụ thuộc nhiều vào mùa và ngư dân đánh bắt được nhiều hay ít. Chị em chúng tôi hay ví đây là nghề “tập thể dục dưỡng sinh”, nói vui chứ mỗi lần đi làm về đôi vai mỏi mệt, đau nhức toàn thân”, bà Bảy bộc bạch.

Mỗi gánh cá nặng hơn 30kg nhưng tiền công chỉ có 10.000 đồng/gánh.

Tương tự như bà Bảy, bà Trần Thị Hoa (xã Bình Binh, Thăng Bình) cho hay, chồng bà đau ốm không làm được việc nặng, trong khi đó 2 đứa con đang tuổi ăn học, nên bà phải gồng gánh lo cho cả gia đình. 

Sáng nào cũng vậy, trời còn nhá nhem tối bà đã có mặt tại bãi biển để đợi chủ thuê gánh cá. Mỗi ngày bà có thể kiếm được hơn 300.000 đồng, tiền nhận liền hoặc vài ngày mới nhận một lần. Mỗi gánh cá có trọng lượng hơn 30kg.

Họ gánh đủ loại cá từ nục, ngừ, thu…

“Chạy trên cát rất mỏi chân, đôi vai gánh cá ra vào liên tục. Khi hết cá để gánh, chị em chúng tôi lại phụ chủ thu mua phân loại cá trước khi cho lên xe chở đi tiêu thụ. Đến bãi biển, chủ tàu nào thuê thì gánh, nhưng chị em tôi còn phải cạnh tranh với nhau mới có nhiều cá để gánh, mới có thu nhập”, bà Hoa giãi bày. 

Đổ cá vào điểm tập kết.

Thương lái Trần Thị Mỹ - người chuyên mua cá ở chợ cá Bình Minh cho biết, đội ngũ làm thuê thường xuyên cho bà có khoảng 7- 8 phụ nữ. Hàng ngày họ làm việc gánh cá, lựa cá ở chợ cá gần bờ biển. Trung bình một ngày, bà thu mua khoảng 7- 8 tấn cá, tùy thuộc vào chủ tàu đánh bắt được nhiều hay ít. Nếu nhiều cá, bà thuê thêm những người gánh cá khác.

“Đội ngũ gánh cá ở đây làm rất chuyên nghiệp và bài bản. Cá sau khi được tập kết, các chị sẽ cùng nhau rửa sạch, ướp lạnh và đưa lên xe để tôi mang đi tiêu thụ”, bà Mỹ nói.

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13-16/4.



Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất