, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 09/01/2022, 20:20

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây dâu

TƯỜNG MINH
(laodong.vn)
Cây dâu được trồng chủ yếu để nuôi tằm. Tuy nhiên không nhiều người biết, rất nhiều bộ phận từ cây dâu được sử dụng làm thuốc, chúng có những đặc tính dược lý và tác dụng chữa bệnh rất khác nhau.
Ảnh: Hữu Vinh

Cây dâu được trồng chủ yếu để nuôi tằm. Tuy nhiên không nhiều người biết, rất nhiều bộ phận từ cây dâu được sử dụng làm thuốc, chúng có những đặc tính dược lý và tác dụng chữa bệnh rất khác nhau.

Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ cây dâu theo bác sĩ Lê Thân, Bệnh viện Y học Cổ truyền Quảng Nam biên soạn trong sách "Thuốc ở quanh ta": 

Cây dâu

- Cây dâu chữa tăng huyết áp: Cá diếc sống một con, cho vào chậu nước muối để nhả hết dãi, để nguyên con đem luộc, gỡ lấy thịt nấu canh với một nắm lá dâu ăn; hoặc lá dâu, cành dâu, hạt cây ích mẫu, mỗi vị 15g, sắc uống.

- Chữa ho lâu ngày: vỏ rễ cây dâu 15g, vỏ rễ cây chanh 15g sắc uống. Trẻ con ho có đờm dùng vỏ rễ cây dâu (tang bạch bì) 4g sắc uống.

- Chữa đau mắt đỏ, viêm màng tiếp hợp: lá dâu 10g, hạt muồng 10g, cúc hoa 10g sắc uống. Chữa ho ra máu: tang bạch bì 600g, ngâm trong nước vo gạo 3 đêm, xé nhỏ, cho thêm 250g gạo nếp; tất cả sao vàng tán nhỏ, trộn đều; ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước cơm.

- Rụng tóc: tang bạch bì giã dập, ngâm nước, nấu sôi khoảng nửa giờ; lọc lấy nước đó gội đầu. Tẩy sán xơ mít: dùng dao tre (cật tre) cạo lấy vỏ trắng cành dâu 3 nắm, nước 3 chén sắc còn 1 chén; tối hôm trước phải nhịn ăn, sáng sớm hôm sau uống hết lúc bụng đói, uống 2 -3 lần.

Trái dâu chín (hay còn gọi tang thầm)

Được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Theo y học cổ truyền; nó có công dụng: bổ huyết, trừ phong, bổ thận, nhuận trường, làm sáng mắt, giúp cho sự tiêu hóa được tốt.

Thường dùng để chữa các chứng do huyết hư, can thận bất túc gây ra như: váng đầu, hoa mắt, lưng đau gối mỏi, tai ù, tai điếc, râu tóc bạc sớm, mất ngủ, tiêu khát (đái đường), táo bón; các khớp vận động khó khăn…

Trái dâu chín ăn tươi ngon, mát và bổ. Để làm xirô và rượu bổ; đến mùa dâu chín, chọn những quả dâu chín đỏ đem về rửa sạch, để ráo nước, cho vào bình thủy tinh với đường cát trắng, cứ 1 lớp quả dâu là 1 lớp đường, đậy kín, để sau 5-7 ngày được một nước màu đỏ có mùi thơm, pha thêm nước sôi nguội vào sẽ thành xirô uống giải khát ngon và bổ.

Nếu thích rượu ngọt, chỉ cần pha dịch dâu trên với rượu 300 sẽ được một thứ rượu bổ rất ngon, trước bữa ăn uống 1 ly nhỏ khai vị để kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.

Một số ứng dụng khác

- Quả dâu chín 15g nấu kỹ lấy nước uống thay nước chè hằng ngày, có tác dụng bổ gan thận cho người mắc bệnh mỏi lưng gối (cách này có thể dùng trị chứng nóng vào mùa hè cho trẻ).

Chọn những quả dâu đã chín lành lặn, dùng nước sạch rửa kỹ, đem phơi hoặc sấy thật khô rồi đựng trong bình kín để dùng dần; mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì uống thay trà.

- Đường cát 500g cho vào nồi, thêm chút nước nấu lửa nhỏ đến khi đường trong nồi đặc thì cho 200g bột quả dâu chín vào, khuấy đều liên tục đến khi đường trong nồi kéo lên thành dạng tơ, tay sờ vào không dính.

Tắt lửa, đổ ra một đĩa sứ lớn đã bôi dầu phộng; để nguội, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn; ăn một ngày khoảng 50 -100g kẹo này; có tác dụng: bổ can (gan), ích thận, tăng dịch; thích hợp cho các bệnh can thận âm hư, mắt mờ, tai ù, táo bón và dùng để giải khát.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.




Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất