, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 04/03/2023, 11:55

Những chiếc siêu xe mạnh nhất thế giới, xe đua f1 “hít khói”

HL
Bạn là người yêu thích những chiếc xe có động cơ mạnh mẽ? Vậy thì liệu bạn có biết được chiếc siêu xe nào đang có động cơ khỏe nhất thời điểm hiện tại hay chưa? Hãy cùng khám phá ngay sau đây.

Trong lịch sử sản xuất và phát triển của các dòng xe ô tô, xe đua, con người luôn muốn chinh phục các thử thách mới. Do đó mà các hãng xe luôn cố gắng hết sức để tạo ra các mẫu xe có thiết kế mới mẻ, động cơ mạnh mẽ và nhất là có khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc. Dưới đây là những chiếc siêu xe có động cơ mạnh mẽ nhất hiện nay, đó là minh chứng cho thấy không có gì mà con người không thể làm được. (Dữ liệu được tham khảo từ Wikipedia)

1. Lotus Evija - 2.012 mã lực

Lotus Evija là một chiếc siêu xe thể thao được sản xuất với số lượng giới hạn chỉ 130 chiếc bởi nhà sản xuất ô tô Lotus Cars có trụ sở ở Anh. Ra mắt vào tháng 7 năm 2019, đây là chiếc xe điện đầu tiên được giới thiệu và sản xuất bởi công ty đến với công chúng. Hãng sản xuất cho biết rằng họ đang lên kế hoạch thử nghiệm thêm hàng nghìn dặm đường nữa, trên các vòng đua ở châu Âu và trên đường đua riêng của hãng tại Hethel, Anh trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Quá trình sản xuất sẽ bắt đầu từ tháng 8 năm 2020 đến giữa năm 2021.

Lotus Evija được cung cấp năng lượng bởi bộ pin 70 kWh được phát triển bởi Williams Advanced Engineering, với động cơ điện do Integral Powertrain cung cấp. Bốn động cơ riêng lẻ được đặt ở mỗi bánh xe đem tới công suất định mức 375 kW (503 mã lực), cho tổng công suất kết hợp là 1.500 kW (2.012 mã lực) và momen xoắn cực đại đạt 1.704 Nm. Siêu xe này có bánh xe kích thước 20 inch ở bánh trước và 21 inch ở bánh sau. Xe sử dụng lốp Pirelli Trofeo R và phanh đĩa gốm carbon AP Racing. Nhà sản xuất tuyên bố rằng Lotus Evija sẽ có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ dưới 3 giây, từ 0 lên 300 km/h trong 9,1 giây và đạt tốc độ tối đa là 350km/h.

2. Aspark Owl - 1.985 mã lực

Aspark Owl là một chiếc xe đua thể thao chạy bằng điện hoàn toàn do công ty kỹ thuật Nhật Bản Aspark sản xuất, được phát triển từ năm 2018 cho tới nay, với mục tiêu tạo ra chiếc ô tô điện có khả năng tăng tốc nhanh nhất thế giới. Siêu xe này sẽ được chế tạo bởi Manifattura Automobili Torino ở Ý. Hãng Aspark có kế hoạch sản xuất 50 xe, với giá niêm yết là 2,5 triệu Euro. Aspark Owl đã được ra mắt công khai ở dạng ý tưởng tại Triển lãm ô tô Frankfurt 2017, và phiên bản sản xuất đã được ra mắt vào tháng 11 năm 2019 tại Triển lãm ô tô quốc tế Dubai.

Aspark Owl có thân xe được làm bằng sợi carbon, ngoài ra xung quanh khung gầm còn được bố trí liền khối bằng sợi carbon nặng tới 120kg. Chiếc xe có hệ thống treo xương đòn kép với bộ giảm chấn thủy lực và vectơ momen xoắn để giúp cải thiện khả năng xử lý khi tăng tốc, vào cua. Lực dừng của xe được xử lý bởi hệ thống phanh carbon - gốm với kẹp phanh trước 10 pít tông và kẹp phanh sau 4 pít tông. Hãng sản xuất đã tuyên bố rằng Aspark Owl có thể tăng tốc từ 0-97 km/h chỉ trong 1,69 giây; 0-100 km/h chỉ trong 1,9 giây; 0-299km/h chỉ trong 10,6 giây giây và có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 400km/h.

3. Rimac Nevera - 1.914 mã lực

Rimac Nevera là một chiếc siêu xe thể thao chạy hoàn toàn bằng điện, được thiết kế và sản xuất bởi nhà sản xuất ô tô Rimac Automobili của Croatia. Chiếc xe nguyên mẫu đầu tiên được ra mắt vào tháng 8 năm 2021. Rimac Nevera được sản xuất giới hạn chỉ ở 150 xe. Sau khi hoàn thành thử nghiệm va chạm, hãng sản xuất Rimac Automobili có kế hoạch bàn giao siêu xe Rimac Nevera cho khách hàng vào giữa năm 2022. Chiếc xe đã được ra mắt tại Geneva Motor Show 2018 với tên gọi ban đầu là Rimac C_Two; sau đó nó được đổi tên thành Nevera khi ra mắt.

Mỗi bánh xe của Rimac Nevera được điều khiển riêng bằng động cơ nam châm gắn trên bề mặt. Kết hợp lại, chúng tạo ra tổng công suất lên tới 1.427 kW (1.914 mã lực) và momen xoắn cực đại đạt 2.360 Nm. Siêu xe Nevera được cho là có khả năng tăng tốc từ 0–97 km/h chỉ trong 1,85 giây, khiến nó có khả năng trở thành chiếc xe có khả năng tăng tốc nhanh nhất trên thế giới. Theo Rimac Automobili, chiếc xe có thể tăng tốc từ 0–161 km/h chỉ trong 4,3 giây, 0–299km/h chỉ trong 9,3 giây và có tốc độ tối đa 412km/h.

4. Pininfarina Battista - 1.888 mã lực

Pininfarina Battista là một chiếc siêu xe thể thao chạy hoàn toàn bằng điện, được sản xuất bởi Automobili Pininfarina, cùng nhà sản xuất với chiếc Rimac Nevera. Đây là chiếc xe có khả năng tăng tốc nhanh nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại. Chiếc xe đã được ra mắt công chúng tại triển lãm Geneva Motor Show 2019. Việc sản xuất mẫu xe này sẽ được bắt đầu vào năm 2022 với số lượng giới hạn chỉ 150 chiếc.

Pininfarina Battista được cung cấp năng lượng bởi bộ pin 120 kWh do Rimac Automobili cung cấp. Chiếc xe có bốn động cơ riêng lẻ, mỗi động cơ được đặt ở một bánh xe và chúng có công suất kết hợp là 1.400 kW và momen xoắn cực đại đạt 2.300Nm. Nhờ đó Pininfarina Battista có thể tăng tốc từ 0–100 km/h chỉ trong 1,89 giây, 0–300 km/h chỉ trong 10,49 giây và có tốc độ tối đa 358,03 km/h.

5. SSC Tuatara - 1.750 mã lực

SSC Tuatara là một chiếc xe ô tô thể thao được thiết kế, phát triển và sản xuất bởi nhà sản xuất ô tô Mỹ SSC North America. Chiếc xe là sự kế thừa của Ultimate Aero và là kết quả của sự hợp tác thiết kế giữa Jason Castriota và SSC. Ban đầu siêu xe này được trang bị động cơ V8 tăng áp kép 6.9L, dung tích của động cơ sau đó đã giảm xuống còn 5.9L để cho phép động cơ có vòng tua máy cao hơn là 8.800 vòng/phút. SSC đã tuyên bố rằng công suất đầu ra sẽ được đánh giá ở mức 1.350 mã lực hoặc 1.750 mã lực trên nhiên liệu E85, cùng với tốc độ tối đa có thể lên tới 483 km/h.

SSC Tuatara được sản xuất tại một cơ sở chuyên dụng ở Richland, Washington và số lượng sản xuất chỉ giới hạn ở 100 chiếc mà thôi. Nhà sản xuất cũng tự tin tuyên bố rằng, mẫu xe của họ đã có thể đạt được tốc độ tối đa lên tới 532,93 km/h qua thử nghiệm thực tế (kết quả vẫn đang chờ xác nhận). SSC tuyên bố rằng tốc độ này đã đánh bại kỷ lục của Koenigsegg Agera RS đã lập trên cùng cung đường cao tốc vào năm 2017. Tuy nhiên những thử nghiệm sau này lại không thể vượt qua được kỷ lục vô tiền khoáng hậu trên, mà chỉ dừng ở mức 483km/h mà thôi.

6. Koenigsegg Gemera - 1.700 mã lực

Koenigsegg Gemera là chiếc xe bốn chỗ đầu tiên do Koenigsegg chế tạo và là chiếc đầu tiên được trang bị động cơ nhỏ gọn chỉ nặng 70 kg. Động cơ này có dung tích 1988,25cc cùng với hai tuabin và ba xi lanh dẫn động bánh trước và hỗ trợ sạc pin. Chiếc xe được đánh giá có thể hoạt động tốt ở mức 590 mã lực tại 7.500 vòng/phút, với giới hạn tối đa 8.500 vòng/phút và momen xoắn 600 Nm từ 2.000 vòng/phút đến 7.000 vòng/phút. Ngoài ra xe còn có ba động cơ điện, một cho mỗi bánh sau với 500 mã lực và 1.000Nm mỗi bánh; và một trên trục khuỷu với 400 mã lực và 500Nm để cung cấp năng lượng cho bánh trước.

Tất cả những điều trên khi kết hợp với nhau giúp tạo ra công suất cho xe lên tới 1.100 mã lực điện năng, cùng với động cơ xăng khi kết hợp có thể mang lại công suất cực đại lên tới 1.700 mã lực và momen xoắn 3.500Nm. Koenigsegg Gemera có tốc độ tối đa được công bố là 400km/h, có khả năng tăng tốc từ 0-100km/giờ chỉ trong 1,9 giây, với tốc độ tối đa 300km/giờ ở chế độ điện. Hãng Koenigsegg thông báo rằng việc sản xuất sẽ chỉ được giới hạn ở 300 xe mà thôi.

7. Koenigsegg Jesko - 1.603 mã lực

Koenigsegg Jesko là một chiếc xe thể thao động cơ đốt trong được sản xuất với số lượng giới hạn 125 chiếc bởi nhà sản xuất ô tô Thụy Điển Koenigsegg. Siêu xe này được giới thiệu tại Geneva Motor Show 2019 và đã được bán hết sạch trước khi sự kiện này kết thúc. Cái tên Jesko là để tưởng nhớ tới cha của người sáng lập công ty, Jesko von Koenigsegg. Hiện nay chỉ có hai biến thể của mẫu xe này bao gồm: "Absolut" và "Attack" .

Koenigsegg Jesko sử dụng động cơ V8 tăng áp kép 5.0L đã từng được sử dụng trong chiếc Agera của hãng. Động cơ này có bốn van trên mỗi xi lanh, mỗi van có đường kính và hành trình là 92mm × 95,25mm và tỷ lệ nén là 8,6:1. Động cơ có công suất đầu ra là 955 kW (1.281 mã lực) tại 7800 vòng/phút và momen xoắn 1.000Nm tại 2.700 đến 6.170 vòng/phút đối với xăng thông thường và có công suất đầu ra là 1.195 kW (1.603 mã lực) và momen xoắn 1.500 Nm tại 5.100 vòng/phút trên nhiên liệu sinh học E85.

8. Bugatti Chiron Super Sport 300+ - 1.580 mã lực

Bugatti Chiron là một chiếc xe thể thao hai chỗ được thiết kế và phát triển tại Đức bởi Bugatti Engineering GmbH và được sản xuất tại Molsheim, Pháp bởi nhà sản xuất ô tô của Pháp Bugatti Automenses SAS. Mẫu siêu xe này lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm Geneva Motor Show vào ngày 1 tháng 3 năm 2016. Thiết kế của chiếc xe ban đầu được xem là trùng ý tưởng với chiếc Bugatti Vision Gran Turismo ra mắt tại Triển lãm ô tô Frankfurt hồi năm 2015.

Vào ngày 8 tháng 9 năm 2019, hãng Bugatti đã giới thiệu một biến thể hiệu suất cao được sản xuất giới hạn của Chiron có tên là Chiron Super Sport 300+ cho những chủ sở hữu tham gia chuyến lưu diễn kỷ niệm 110 năm thành lập công ty tại Châu Âu. Biến thể này được giới hạn sản xuất ở 30 chiếc, với đơn giá là 3,5 triệu Euro cho mỗi chiếc. Bugatti Chiron Super Sport 300+ sử dụng động cơ W16 tăng áp kép 8.0L, có dung tích 8.000cc. Động cơ này giúp mang đến công suất cực đại 1.580 mã lực tại 7.000 vòng/phút và momen xoắn hơn 1.600 Nm.

9. Bugatti Centodieci - 1.578 mã lực

Bugatti Centodieci là mẫu xe siêu xe được sản xuất với chỉ 10 chiếc duy nhất, để kỷ niệm lần sinh nhật thứ 110 của hãng Bugatti. Mẫu xe này được tiết lộ vào ngày 16 tháng 8 năm 2019 tại sự kiện "The Quail – A Motorsports Gathering" ở California, Hoa Kỳ. Centodieci có trọng lượng nhẹ hơn 20 kg so với Bugatti Chiron và cũng sử dụng động cơ W16 tăng áp kép 8.0L dung tích 8.000cc giống như Chiron. Nhờ đó đem đến công suất 1.578 mã lực tại 7.000 vòng/phút. Mức giá cho mỗi chiếc Centodieci vào khoảng 9 triệu Euro (mức giá năm 2019).

Bugatti Centodieci có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 2,4 giây, 0-200 km/h chỉ trong 6,1 giây và 0-300 km/h chỉ trong 13,1 giây với một tốc độ tối đa được giới hạn điện tử ở mức 380km/h. Ngoài ra trọng lượng hạn chế của xe là vào khoảng 1.976 kg. Hiện nay cả 10 chiếc Centodieci đã được bàn giao cho các khách hàng, trong đó chiếc thứ 10 được bàn giao vào ngày 19 tháng 12 năm 2022 vừa qua.

10. Koenigsegg Regera - 1.500 mã lực

Koenigsegg Regera là một chiếc siêu xe của hãng Koenigsegg, được sản xuất giới hạn chỉ 80 chiếc. Cái tên Regera là một động từ tiếng Thụy Điển, có nghĩa là "trị vì" hoặc "cai trị". Mặc dù ban đầu nhà sản xuất chỉ dự định tạo ra 80 chiếc, tuy nhiên do mẫu xe này có sức thu hút quá lớn mà thực tế đã có 84 chiếc được bán trên khắp thế giới.

Koenigsegg Regera có tổng công suất đầu ra được báo cáo là vào khoảng 1.340 kW (1.797 mã lực) thông qua hệ truyền động hybrid. Nói chung, động cơ đốt trong (ICE) của siêu xe Regera chỉ tạo ra công suất lớn nhất ở vòng tua máy cao. Tuy nhiên, do là hộp số cố định, điều này tương ứng với tốc độ rất cao. Công suất ở tốc độ thấp sẽ được lấp đầy bởi các động cơ điện, mang lại công suất cơ học kết hợp tối đa cho chiếc xe là 1.119 kW (1.500 mã lực) và momen xoắn 2.000Nm.

Koenigsegg cho biết chiếc xe Regera có khả năng tăng tốc lên 100 km/h chỉ trong 2,8 giây; 200km/h chỉ trong 6,6 giây; 300km/giờ chỉ trong 10,9 giây và đạt được tốc độ 400km/h chỉ trong 20 giây. Koenigsegg cũng tuyên bố rằng khả năng tăng tốc từ 150–250 km/h của xe chỉ cần 3,9 giây mà thôi.

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất