, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 31/05/2023, 18:53

Những chuyến du lịch nguy hiểm nhất thế giới, chỉ dân trekking chuyên nghiệp mới dám thử sức

THU HOÀI
(Theo Fodors)
Trekking là hoạt động đi bộ đường dài không chỉ đòi hỏi niềm đam mê mà còn phải có thể lực cực tốt cũng như kinh nghiệm dày dặn.

1. Chinh phục Everest

Chuyến đi bộ trên dãy Himalaya, chinh phục đỉnh Everest được coi là chuyến đi bộ đường dài nguy hiểm nhất thế giới. Mỗi năm có 3 - 15 người tử vong khi leo lên đỉnh Everest. Ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển, bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh và gió buốt thấu xương. Ở độ cao 3.000m, người leo núi sẽ cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi và khó thở. 

Khi đến sông băng Khumbu, còn có nguy cơ bị phù phổi hoặc não, đe dọa tính mạng tùy thuộc vào khả năng chịu đựng tự nhiên của cơ thể với mức oxy thấp. Ngoài ra, người leo núi còn không thể lường trước được thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến rủi ro và nguy hiểm rất lớn.

2. Đường mòn Kalalau

Theo số người tử vong được ghi nhận, đây là tuyến đi bộ đường dài nguy hiểm nhất ở Mỹ trong những năm gần đây. Nguyên nhân không phải do trượt chân vì bùn lầy mà có hơn 85 người bị cuốn trôi bởi dòng nước xoáy khó lường của bãi biển cùng tên. Vì việc giải cứu gặp nhiều khó khăn nên tuyến đường này hiện chỉ cho phép dân đi bộ chuyên nghiệp đi vào đoạn đường dài 40km đã được cấp phép.

3. Vườn quốc gia Corcovado

Vườn quốc gia Corcovado nằm trên bán đảo Osa của Costa Rica gần thị trấn ngắm cá voi nổi tiếng của Vịnh Drake. Nơi đây có thời tiết ẩm ướt quanh năm, thảm thực vật rậm rạp trong rừng rậm khiến những người đi bộ không có bản đồ bối rối. Những cơn bão gió dữ dội không báo trước dễ dàng quật ngã cây cối trong rừng khiến những người cắm trại không ngờ tới, và nơi đây cũng có động vật hoang dã hết sức nguy hiểm.

Đặc biệt rắn lục Fer-de-Lance, còn được gọi là “Mìn đất của Costa Rica” là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất trên thế giới và sống ẩn mình trong nhiều lòng sông của công viên.

4. Huayna Picchu

Có biệt danh là “Nấc thang Tử thần Machu Picchu”, con đường dốc lên đến đỉnh núi này nằm phía sau Machu Picchu. Đây là con đường đi bộ đường dài khắc nghiệt nhất ở thung lũng linh thiêng. Với khoảng 30 trường hợp tử vong được báo cáo và vô số thương tích, đây một trong những chuyến đi bộ đường dài nguy hiểm nhất thế giới.

5. Thung lũng Parvati

Ẩn mình trong vùng cao nguyên Himachal Pradesh, thung lũng này có rất nhiều con đường mòn nối các ngôi làng nhỏ trên núi với nhau bằng những tuyến đường dài quanh co, đủ đẹp để thu hút những người đi bộ đường dài. Thung lũng Parvati cũng được biết đến là một trong những khu vực đi bộ đường dài nguy hiểm nhất trên thế giới.

Những chuyến đi có tất cả những cạm bẫy phải vượt qua: chỗ đứng không ổn định, độ dốc tuyệt đối, thời tiết thất thường và độ cao chênh vênh. Trong vài thập kỷ qua, hơn 30 du khách quốc tế đến thung lũng này đã biến mất không dấu vết hoặc chết một cách bí ẩn.

6. Đường mòn Sương mù

Trong hơn 15 năm qua, đã có 13 nhà thám hiểm thiệt mạng và 290 vụ tai nạn được báo cáo liên quan đến đường mòn này. Người đi bộ đường dài đến đường mòn Sương mù phải vượt thác Vernal, đi qua thác Nevada để đến đỉnh núi Half Dome. Độ cao 1.500m so với mực nước biển đủ để khiến những người leo núi có kinh nghiệm bủn rủn chân tay. Để lên đến đỉnh núi, du khách phải cẩn thận leo trên những dây cáp dựng cheo leo sát sườn núi và nguy hiểm có thể ập đến bất cứ lúc nào.

7. Núi Hoa Sơn

Hơn 700 năm trước, một linh mục Đạo giáo ở Trung Quốc đã đóng những tấm ván mỏng vào một bên vách đá để lên tới đỉnh một ngọn núi linh thiêng. Từ đây, các cuộc leo núi khám phá đã ra đời. Đã có ít nhất 100 người đi bộ đường dài tử vong khi cố gắng chinh phục đoạn đường này. 

Ngày nay, nó vẫn là con đường thu hút dân du lịch chuyên nghiệp. Các ván gỗ đã được cải tiến, người đi bộ cũng được trang bị những dây cáp an toàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng dám thử sức mình trên đoạn đường này.

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất