, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 24/11/2022, 06:00

Những doanh nghiệp tạo cảm hứng cho công nghiệp tái chế tại Ấn Độ

AN BÌNH
(tổng hợp)
Tái chế là ngành công nghiệp được khuyến khích trong tương lai. Vì ngành này giúp việc tận dụng các nguyên vật liệu phế thải, lại còn giảm đáng kể nguy cơ ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người. Với công nghệ tái chế, chúng ta có thể giảm bớt được chi phí xử lý ô nhiễm môi trường. Không chỉ thế, nếu chất thải này có thể trở thành nguồn nguyên liệu mới thì có thể giảm bớt được chi phí trong kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tại Ấn Độ, có nhiều công ty khởi nghiệp đang tiên phong tạo cảm hứng bằng cách thu gom rác thải và truyền tạo sức sống mới cho những thứ đã vứt đi. Việc này cũng đã tạo ra công ăn việc làm cho các thành phần yếu thế của xã hội.

PHOOL - Tái chế hoa nhà thờ

Tại các ngôi đền, nhà thờ Hồi giáo, nguồn hoa cũ héo úa thải ra rất nhiều. Xưa nay hoa thường bị đổ bỏ xuống sông, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống thủy sinh và ô nhiễm nước. Ankit Agarwal, 30 tuổi, là người sáng lập công ty khởi nghiệp Phool có trụ sở tại Kanpur, đã tìm cách tái sử dụng nguồn hoa này một cách hữu ích. Phool đã tạo ra loại nhang được cuộn bằng tay từ rác thải hoa. Ngoài ra còn làm phân trùn quế và thậm chí sản xuất loại da thuần chay có nguồn gốc từ hoa (gọi là “fleather”). Đến nay, Phool đã mang lại nguồn sinh kế cho khoảng 80 phụ nữ, một số người từng làm công việc nhặt rác.

GREENKRAF - Làm vật dụng từ vỏ cây chuối

Công ty GreenKraft, trụ sở tại Bengaluru, hợp tác với những phụ nữ ở các khu vực bị thiệt thòi quanh Madurai, Tamil Nadu, để làm giỏ, bát, đèn và các vật dụng thân thiện với môi trường khác bằng cách sử dụng vỏ thân cây chuối. GreenKraft thu mua chất thải nông nghiệp này và sử dụng nó để dệt giỏ, dệt khung cửi và sử dụng kỹ thuật thắt nút macrame để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Sản phẩm được xuất khẩu sang công ty IKEA của Thụy Điển và H&M, nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới.

ABIRA CREATIONS - Tái chế và tạo tác thành trang sức thủ công

Abira Creations, trụ sở tại Pune, tạo ra đồ trang sức, khẩu trang, khăn quàng cổ, túi xách và các vật dụng trang trí nhà cửa khác từ sợi đay, cotton, lụa, giấy, vỏ cứng, kim loại cũ, gỗ, vải vụn… Phụ nữ từ các khu ổ chuột ở Pune tham gia làm những món đồ này, sau đó được nhiều thương hiệu thời trang khác nhau nhận phân phối, như Jaypore, iTokri, Global Desi, Reliance Retail và Okhai. Các thương hiệu này cũng gửi vải vụn được tạo ra trong quá trình sản xuất hàng may mặc để gia công thành khẩu trang và túi phù hợp với trang phục.

CARBON LOOPS - Tái chế chất thải

Carbon Loops, trụ sở tại Chennai, giúp giảm lượng chất thải thông qua việc tạo khí sinh học. Công ty do đôi vợ chồng Kern Agarwal và Ranjini Prabhakaran sáng lập, chuyên thu gom rác thực phẩm từ các công ty, cơ sở giáo dục và một số khu dân cư ở Chennai, Chengalpattu và Tiruvallur. Chất thải được phân tách, cắt nhỏ và ủ tại cơ sở tạo khí sinh học của Carbon Loops và sản phẩm phân hữu cơ được cung cấp miễn phí cho nông dân. Carbon Loops cũng thiết lập cơ sở tạo khí sinh học tại chỗ cho những nơi tạo ra đủ chất thải để sản xuất khí sinh học của riêng họ.

GOLI SODA - Sản phẩm thân thiện với môi trường

Doanh nghiệp xã hội này cũng có trụ sở tại Chennai, đã tạo ra các sản phẩm tái chế và bền vững của riêng họ, đồng thời kinh doanh sản phẩm của các thương hiệu khác. Từ bàn chải đánh răng bằng tre, đồ chơi làm từ phân voi đến vòi phun giảm 95% lượng nước sử dụng bằng cách chuyển đổi dòng chảy bình thường thành dạng sương mù mịn. Mọi sản phẩm của họ đều thân thiện với môi trường, được giao hàng trên toàn quốc.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất