, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 02/01/2022, 09:19

Những khám phá khảo cổ, cổ sinh vật học Trung Quốc ấn tượng nhất 2021

THANH HÀ
(laodong.vn)
12 tháng qua là năm tiêu biểu trong ngành khảo cổ Trung Quốc cũng như cổ sinh vật học Trung Quốc. Một số khám phá đột phá nhất đã được ghi nhận ở nước này, theo SCMP.
Mặt nạ vàng 3.000 tuổi ở di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Mặt nạ vàng ở Tam Tinh Đôi

Tam Tinh Đôi là một trong những địa điểm khảo cổ đáng chú ý nhất trên toàn thế giới. Di chỉ Tam Tinh Đôi ở tỉnh Tứ Xuyên, miền Trung Trung Quốc. Trước năm 2021, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở địa điểm này nhiều cổ vật đáng kinh ngạc được cho là của nền văn minh Thục huyền thoại, thuộc thời đại đồ đồng. 

Năm nay, thế giới kinh ngạc khi các nhà khảo cổ Trung Quốc giới thiệu mặt nạ vàng tuyệt đẹp ở Tam Tinh Đôi. Sáu tháng sau, một mặt nạ có phong cách tương tự, được bảo quản tốt hơn đã được tiết lộ với công chúng, cùng với một kho cổ vật quý khác. 

Phát hiện "Người rồng"

Về mặt kỹ thuật, hộp sọ được gọi là "Người rồng" được phát hiện năm 1933 nhưng người phát hiện cho rằng nó không quá đặc biệt và chôn lại trong 85 năm.

Năm 2021, từ chính hộp sọ này, các nhà khảo cổ học công bố  về một loài mới của người cổ đại là Homo longi.

Các nhà khoa học cho rằng não của Homo longi có thể cùng kích thước với Homo sapiens, nhưng có hốc mắt lớn hơn, miệng dày và răng nhiều hơn. 

Thông báo này cũng dẫn tới tranh cãi bởi nhiều nhà khoa học cho rằng hộp sọ có thể là Denisova hominin - một loài người đã tuyệt chủng trước đây. 

Dù vậy, hộp sọ vẫn cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy sự phát triển của con người hiện đại không phải là con đường tiến hóa tuyến tính đơn giản mà có khả năng liên quan đến sự lai tạo đáng kể giữa các loài.

Người Châu Á nguyên thủy

Năm 2021, một nghiên cứu cho thấy những xác ướp tự nhiên 4.000 năm được phát hiện ở Tân Cương, tây bắc Trung Quốc là hậu duệ trực tiếp của những người Bắc Âu-Á cổ đại (Ancient North Eurasian) - người cổ đại phân bố rộng trong khu vực.

Nghiên cứu này đã bác bỏ giả thuyết rằng họ đã di cư từ Afghanistan, Siberia và các vùng núi Trung Á. Những xác ướp này được khai quật từ năm 1979 đến năm 2017. Những người này có khả năng đã chết do nguyên nhân tự nhiên và được khí hậu khô cằn ở Tân Cương bảo tồn. Nhờ đó, các nhà khoa học có thể dùng phân tích DNA để xác định chính xác tổ tiên của họ.

Cơ hội tìm ra ADN khủng long

Một nhóm nhà khoa học đã tìm thấy những tế bào sụn được bảo quản tốt bao gồm hình ảnh của một hạt nhân ở loài khủng long Caudipteryx. Hạt nhân chứa "các sợi nhiễm sắc đã hóa thạch", làm tăng khả năng một ngày nào đó các nhà cổ sinh vật học có thể tìm thấy phần còn lại của DNA khủng long.

Trước nghiên cứu này, các nhà cổ sinh vật học tin rằng sẽ không thể tìm thấy DNA của khủng long hóa thạch vì nó quá mỏng manh để tồn tại hàng trăm triệu năm.

Nơi đúc tiền đầu tiên trên thế giới

Các nhà khảo cổ học ở miền trung Trung Quốc đã tìm thấy một xưởng đúc tiền có thể là nơi sản xuất ra những đồng tiền đầu tiên của loài người.

Dù việc đúc tiền đã biến mất từ ​​lâu nhưng nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một hố chứa đầy chất thải do sản xuất tiền xu tạo ra.

Địa điểm có thể là nơi đầu tiên con người đúc tiền xu. Ảnh: Đại học Trịnh Châu

Nếu chính xác, phát hiện này có nghĩa là con người đã bắt đầu sản xuất tiền xu sớm hơn 1 thế kỷ so với nhận định ban đầu. Hiện tại, nơi đúc tiền lâu đời nhất thế giới được tìm thấy ở vương quốc Lydia - ngày nay là phía tây Thổ Nhĩ Kỳ.

Xưởng đúc tiền ở Lydia được cho là đã hoạt động trong khoảng thời gian từ 619 đến 560 trước Công nguyên trong khi cơ sở được phát hiện ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc được ước tính đã bắt đầu hoạt động từ 640 đến 550  trước Công nguyên.

Lăng mộ Hán Văn Đế

Trong gần 1.000 năm, người dân Trung Quốc tin rằng Hán Văn Đế, vị hoàng đế thứ năm của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 180 đến năm 157 trước Công nguyên được chôn cất ở một nơi nào đó trong một ngọn núi có tên là Miệng Phượng Hoàng bên ngoài Tây An.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ phát hiện ra ngôi mộ thực sự nằm cách đó vài km. Nơi yên nghỉ hình kim tự tháp của Hán Văn Đế bắt đầu nhận được sự chú ý khi những cổ vật được phát hiện trong khu vực có chất lượng đặc biệt cao vào thời điểm đó.

Hán Văn Đế được ngợi ca trong lịch sử Trung Quốc và được coi là nhà lãnh đạo trị vì một thời kỳ ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đây là sản phẩm thứ 156 ở Thái Lan và là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Ang Thong được gắn GI, đánh dấu việc hoàn thành dự án “Mỗi tỉnh một sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý” của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất