, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 06/12/2017, 09:15

Những món bánh ăn vặt gắn liền với một thời tuổi thơ

MINH TÂM

1. Bánh bò dừa

Những chiếc xe bánh bò dừa trên các đường phố Sài Gòn từ lâu đã trở thành hình ảnh thân quen trong mắt người dân ở đây. Cứ vào khoảng cuối buổi sáng cho đến chiều tối lại dọc ngang qua các con phố bắt đầu cho một ngày mưu sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Không chỉ dừng lại ở mùi thơm phức từ bơ, trứng, bột, bánh bò dừa còn hấp dẫn với vị béo ngọt của phần nhân dừa nạo hòa quyện. Cắn vào miếng bánh vừa giòn bên ngoài, lại dai mềm bên trong mang lại cảm giác rất thú vị.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Không ai rõ bánh dừa có xuất xứ từ đâu, kể cả những người làm ra chiếc bánh. Anh Trí, bán tại công viên Lê Văn Tám - quận 1, cho biết: "Tôi gắn bó với nghề này hơn mười năm rồi, nhưng thật sự là tôi cũng không biết bánh bò dừa có nguồn gốc từ đâu, chỉ nghe có người bảo bánh có nguồn gốc từ Bến Tre, nhưng cũng không ai dám khẳng định điều đó".

2. Bánh tráng kẹp mạch nha

Bánh tráng kẹp mạch nha là sự kết hợp giữa bánh tráng nếp Tây Ninh và kẹo mạch nha Quảng Ngãi. Món quà vặt này thường được người bán kéo chỉ kẹo mạch nha ra, sau đó khéo léo đưa lên mặt bánh tráng rất đẹp mắt.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Một chiếc bánh kẹp mạch nha tuy đơn giản nhưng đem lại nhiều trải nghiệm về hương vị. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận mùi thơm thoang thoảng, vị ngọt ngào của kẹo mạch nha, một chút giòn rụm của bánh tráng và béo của dừa nạo kết hợp.

3. Bánh bông lan

Không ai biết được những gánh hàng nướng có từ bao giờ nhưng đã rất quen thuộc trong cuộc sống của người dân Sài Gòn. Chủ nhân thường là những người phụ nữ miền Trung, vào Sài Gòn rong ruổi qua các con phố để mưu sinh bên cạnh gánh bánh của mình.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Giữa góc phố tấp nập, bạn dễ dàng nhận ra mùi thơm phức lan tỏa từ những chiếc bánh bông lan đang chín vàng trên bếp than hừng hực. Thay vì chỉ dùng bơ, người bán cho thêm nước cốt dừa vào bột bánh nên khi nướng chín có mùi rất thơm và vị béo không lẫn vào đâu.

Đặc trưng của những gánh hàng bánh bông lan còn có thêm bịch bánh tổ ong, bánh chuối. Cùng là những chiếc bánh nướng nhưng bánh tổ ong cắn vào giòn rụm, bánh chuối lại mỏng như tờ giấy, ăn dai dai, thơm thoang thoảng mùi chuối ép với chút cháy cạnh nướng than.

4. Bánh tầm ngọt

Một món quà vặt độc đáo khác trên đường phố là bánh tằm ngọt. Thường có hai loại tằm dai, tằm mềm và bạn có thể kết hợp trong cùng một bịch với muối mè rang thơm lừng. Đây là món quà vặt gắn liền với nhiều thế hệ học sinh ở Sài Gòn. 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Những xe bán bánh tằm còn có nhiều món quà vặt hấp dẫn khác như bánh mì nướng, bánh vò viên, bánh trái sán,... tất cả đều làm từ nguyên liệu củ mì và dừa khô nạo. Xe bánh tằm ở Sài Gòn không nhiều, người bán thường hay di chuyển nên khá khó tìm. Bạn có thể đến góc đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) hoặc Cống Quỳnh – Cao Thắng (quận 3) để tìm mua những món bánh thú vị này.

5. Bánh tai yến

Với những người thích ăn quà vặt ở Sài Gòn, có lẽ ai cũng biết đến bánh tai yến, nhưng hiện nay hình ảnh gánh hàng rong bán món bánh này đã thưa thớt dần.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sỡ dĩ, bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến. Ở một số nơi, bánh tai yến còn được gọi là bánh nón. Bánh tai yến có công thức chế biến khá đơn giản, nguyên liệu chủ yếu bao gồm đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa. Trộn các nguyên liệu trên lại với nhau, khuấy đều, để bột nghỉ từ 3 đến 4 tiếng.

Người ta thường ăn bánh tai yến ngay khi còn nóng để thưởng thức vị giòn ngọt của nó, kèm theo đó là ly trà nóng. Nhưng cũng có người để bánh nguội rồi mới thưởng thức, bởi tai yến để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát.

6. Xôi vị

Không chỉ được xem là thức ăn chơi quen thuộc, xôi vị, món ngon của vùng đất Nam Bộ còn được dùng trong các bữa tiệc trang trọng như những dịp cưới hỏi, giỗ chạp, thôi nôi, đầy tháng... nhờ hình thức trình bày khá đẹp mắt.

Ảnh minh họa. Nguồn: Foody
Ảnh minh họa. Nguồn: Foody

Để có được mẻ xôi vị dẻo ngọt, mềm thơm vừa phải, dính chặt các phần với nhau đòi hỏi người làm bánh không ít công sức. Khác với các loại xôi ngọt khác, gia vị tạo hương đặc trưng cho xôi vị là đại hồi (tai vị). Ngoài xôi vị xanh lá dứa “truyền thống”, để tăng phần hấp dẫn, người ta thường sử dụng thêm các phụ liệu để tạo ra màu sắc và hương vị đặc biệt cho xôi vị như: lá cẩm cho màu tím, gấc cho màu đỏ cam, thêm lớp đậu xanh ở giữa, trên cùng rắc mè.

Muốn ăn xôi vị bạn có thể ghé đến cửa hàng bánh mì Ngọc Xuyến 41 Trần Quốc Toản, Q.3; cửa hàng bánh Mai Lan ngã 3 Trường Chinh, Đồng Đen, Tân Bình, xe xôi hẻm 287 Nguyễn Đình Chiều (cùng chỗ với canh bún Nguyễn Đình Chiểu)…

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất