, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 07/06/2021, 09:07

Những nhóm giải pháp chuyển đổi số mang tính đột phá và hiệu quả

NHƯ HIỆP

Nhiều mô hình chuyển đổi số đã khẳng định được tính hiệu quả trong nhiều lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và cả sinh học phân tử. Tuy nhiên chọn lựa giải pháp nào mang tính đột phát và hiệu quả vẫn còn đang được thảo luận.

Mô hình ứng dụng công nghệ kiểm soát tưới và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Trên thực tế, chính nông dân là những người lính tiên phong áp dụng chuyển đổi số nông nghiệp trên nhiều hoạt động về nông nghiệp của họ. Người nông dân đã biết dùng các thiết bị cảm ứng đo đạc để có thể có được dữ liệu về trồng trọt. Tại nhiều tỉnh, các hệ thống tưới thông minh đã được áp dụng rộng rãi, tạo điều kiện để người làm nông chủ động không gian và thời gian, không bị gắn chặt vào mảnh ruộng như trước đây. Doanh nghiệp ở phạm vi và tiềm lực lớn hơn đã chủ động ứng dụng chuyển đổi số phát triển nông nghiệp thông minh với quy mô lớn, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, an toàn thực phẩm nhằm hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Tuy vậy, ở khía cạnh chuyển biến nhận thức xã hội, câu hỏi “tại sao phải chuyển đổi số?” nhất thiết cần được làm rõ trong quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp, tổ chức. Bởi chuyển đổi số là một quá trình khó khăn và thử thách nên các chủ thể tham gia cần phải nhận thức hết sức rõ ràng và phải đáp ứng kịp thời một cách tốt nhất quá trình thay đổi này. Mỗi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, quy mô khác nhau sẽ có những nguy cơ, thách thức khác nhau và các chủ thể tham gia cần có quyết tâm và sự chuẩn bị cho một quá trình “vượt vũ môn” lâu dài. Đây chính là nhóm giải pháp quan trọng về yếu tố con người.

Để chuyển đổi số trong nông nghiệp hiệu quả cần áp dụng chiến thuật “vết dầu loang”. Theo đó, chúng ta không tiến hành ào ạt quy mô lớn và đồng bộ nhiều lĩnh vực mà cần chọn lựa các công nghệ lĩnh vực mang tính đột phá cho 3 lĩnh vực mũi nhọn của nông nghiệp Việt Nam là trồng trọt ưu tiên cho cây ăn trái (đang là nông sản có nhiều thị trường mới, tiềm năng); thuỷ sản ưu tiên cho ngành tôm (đang là thị trường có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng và có thể tái sử dụng phụ phẩm phục vụ nền kinh tế tuần hoàn) và chăn nuôi (chăn nuôi bò sữa để tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu). Nếu không lựa chọn được lĩnh vực trọng tâm, đột phá sẽ rất dễ bị sa đà vào đầu tư dàn trải, lãng phí. Đây là nhóm giải pháp về nguồn lực đầu tư tài chính, công nghệ.

Một nhóm giải pháp được xem là “điều kiện cần và đủ” cho chuyển đổi số, đó là cơ chế và chính sách vĩ mô. Chính phủ và các Bộ ngành trung ương cần xây dựng hệ thống cơ chế chính sách và hành lang pháp lý phù hợp với thực tiễn sản xuất hiện có, phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề và từng vùng sinh thái. 

Cơ chế chính sách tốt sẽ huy động các nguồn lực (tài chính, con người) và như vậy chuyển đổi số mới thực sự làm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế, hiệu quả cho doanh nghiệp, người dân và người tiêu dùng.

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất