, //, :: GTM+7

Nông dân hạ nguồn Mekong bất an vì nguồn nước

KIM LONG
(nongnghiep.vn)
Không chỉ nông dân trồng lúa, các cộng đồng dân cư sống xung quanh Biển Hồ, lớn nhất Đông Nam Á đang cảm thấy sức nóng hạn hán ngay từ đầu năm.
Sinh kế của người dân làng vạn chài trên Biển Hồ bị đe dọa ngay cả trong mùa mưa do cá tôm ít hơn và ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: aljazeera
Sinh kế của người dân làng vạn chài trên Biển Hồ bị đe dọa ngay cả trong mùa mưa do cá tôm ít hơn và ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: aljazeera

Cùng với giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất tăng cao, bước vào mùa mưa năm nay tại ngôi làng nổi của anh Sam Vongsay chỗ nào cũng nổi dập dềnh rác nhựa. Những người hàng xóm sống trên thuyền cùng cảnh anh Vongsay cho biết, rác rến nổi trên Biển Hồ (Tonle Sap) đổ về đây theo dòng nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong.

Tuy nhiên trong suốt nửa năm khô hạn, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5, anh Vongsay nói:  “Rất khó có thể tiếp cận được một giọt nước từ Biển Hồ chảy về quê nhà của anh ở ngôi làng Chong Khneas, cách thủ đô Phnom Penh khoảng chừng 220 km (137 dặm) về phía tây bắc”.

Người nông dân 40 tuổi này cho biết, tất cả các giếng khoan hoặc thiết bị bơm nước lấy nguồn từ Biển Hồ trong khoảng cách 2km (1,2 dặm) đến vườn tược của đều bất lực. Và mọi người chỉ còn biết đổ lỗi cho phía thượng nguồn Mekong đã chuyển hướng và tác động đến phần lớn dòng chảy để phục vụ cho các mục tiêu, lợi ích của họ.

Anh Vongsay nói thêm, trước đây anh và gia đình có thể canh tác hai vụ lúa một năm nhưng những năm gần đây lượng mưa thưa dần và nguồn nước sụt giảm nghiêm trọng, khiến cho việc thu hoạch lúa một vụ cũng trở nên khó khăn. Anh cho biết, năm ngoái anh đã cố gắng trồng thêm cây ớt để đa dạng hóa cây trồng nhưng rồi cánh đồng ở cũng bị khô héo và chết.

 “Người nông dân chúng tôi không có cơ sở hạ tầng để đảm bảo đủ nguồn nước tưới. Nếu có hệ thống tưới tiêu tốt, chúng tôi sẽ không chỉ trồng lúa, mà còn mở rộng sang trồng thêm các loại rau màu khác, gối vụ ba hoặc bốn lần thu hoạch mỗi năm”, anh này nói.

Thời gian qua, có rất nhiều cộng đồng nông dân ở hạ nguồn nói chung và dọc theo hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á nói riêng phải đối mặt với nguy cơ ngày càng tăng, đe dọa sinh kế của họ khi nhu cầu đất đai, cùng với hạn hán do biến đổi khí hậu và phong trào phát triển thủy điện rầm rộ ở phía thượng nguồn làm cạn kiệt nguồn cung cấp nước quý giá.

Con số thống kê của Ủy ban sông Mekong (MRC) từ năm 2018 đến nay cho thấy, lượng nước trên Biển Hồ Tonle Sap đã giảm xuống dưới mức trung bình, thấp nhất trong lịch sử. Đặc biệt Biển Hồ đã trải qua một đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm 2019, cũng như hệ thống sông Mekong mà nó phụ thuộc, để lại tác động lâu dài. “Vào tháng 1 năm 2020, dung tích của hồ chứa nước khổng lồ này chỉ còn khoảng 6.000 triệu mét khối, chiếm chưa đầy một phần ba thể tích trung bình trong các mùa khô trước đó”, theo MRC.

Nông dân trồng lúa 44 tuổi, ở tỉnh Siem Reap, ông Van Ra kể lại rằng, điều kiện thời tiết bất thuận không hề được cải thiện kể từ đợt hạn hán năm 2019. Thậm chí các đợt thiên tai bất ngờ năm ngoái còn khiến nhiều cánh đồng thất bát, không thể thu hoạch.

Những nông dân như trồng lúa như ông Sam Vongsay đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng tăng vì sinh kế bị đe dọa. Ảnh: Danielle Keeton-Olsen
Những nông dân như trồng lúa như ông Sam Vongsay đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng tăng vì sinh kế bị đe dọa. Ảnh: Danielle Keeton-Olsen

Để trang trải chi phí thuê đất trồng trọt và phun xịt thuốc trừ sâu, phân bón gia đình ông đã cố gắng trồng thêm một vụ lúa nữa vào năm ngoái. “Tuy nhiên điều đó thật vô ích vì tôi hầu như không có gì để thu hoạch vì không có đủ nước tưới”, ông Ra nói vì giờ đây "làm hai vụ lúa là không thể".

Ngoài ra, sự gia tăng dân số và giá đất tăng gần đây đã tạo ra cơn sốt phá rừng trong khu vực để lấy nhà ở và đất sản xuất nông nghiệp, cũng góp phần gây áp lực về nhu cầu lấy nước từ Biển Hồ cũng như các chi lưu của nó.

Biển Hồ là cuối nguồn kết nối với dòng chảy từ Khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, giờ đây dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết bởi việc mở rộng mạng lưới đập thủy điện, hoạt động mà các nhà khoa học cho rằng gây ra “mực nước không thể đoán trước trên sông Mekong”.

Trong khi người nông dân ngày càng cảm thấy áp lực về sinh kế của họ, ngành đánh cá của người dân Campuchia trên Biển Hồ, nơi sản xuất ước tính 500.000 tấn cá hàng năm, cũng báo cáo sản lượng khai thác ít hơn, buộc nhiều ngư dân phải chuyển đổi nghề nghiệp.

Nhà nghiên cứu Brian Eyler, tác giả của cuốn sách “Những ngày cuối cùng của sông Mekong hùng vĩ” cho rằng, ngoài các đập thủy điện trên sông Mekong thì các hồ chứa tự phát nhỏ hơn được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân (thường không được cấp phép) đang ngày một gây áp lực lên Biển Hồ.

Ông Eyler cho biết: “Những hồ chứa tự phát này còn ngăn chặn các con đường di cư của nhiều loài cá quan trọng đối với ngành thủy sản nội địa lớn nhất thế giới”.

Chea Seila, một nhà nghiên cứu thuộc Dự án Mekong của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cho hay, những tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu, phá rừng và phát triển cơ sở hạ tầng ở Biển Hồ đang như một lời cảnh báo đến các nhà chức trách cần phải hiểu rõ hơn về bản chất của việc cung cấp nước cũng như tìm các giải pháp có tính đến các yếu tố này.

“Tất cả đều được kết nối với nhau. Khi mọi người đều sử dụng nhiều nước hơn mà không tiết kiệm hay tính đến khả năng phục hồi, thì sẽ không có đủ cả nước ngầm lẫn nước mặt”, bà Seila nói.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất