, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 18/03/2024, 05:51

Nông dân miền Tây có thể lãi thêm 16 nghìn tỷ đồng nhờ cách trồng lúa mới

PHÚC MINH
Với cách trồng lúa mới này, nông dân miền Tây có thể nhận được đến 100 USD/ha từ ngân hàng thế giới.

Trong buổi hội thảo chuyên đề mới đây tại Trà Vinh, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT thông tin ngân hàng thế giới sẽ mua tất cả tín chỉ cacbon trong Đề án một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Nếu quy trình làm chất lượng, tín chỉ cacbon sẽ được bán với giá khoảng 10 USD/tấn, tương đương 100 USD/ha.

Theo đó, trong tháng 5 năm nay sẽ thí điểm trước mô hình tín chỉ cacbon ở 5 cánh đồng, tổng quy mô trên 250ha.

Đề án này dự tính sẽ được triển khai tại 12 tỉnh thành trong khu vực thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngoại trừ Bến Tre. Tổng kinh phí thực hiện đề án ước tính khoảng 650 triệu USD, huy động từ nhiều nguồn.

ĐBSCL có khoảng 1,8 triệu ha đất trồng lúa. Những năm gần đây, sản lượng lúa sản xuất tại vùng luôn ổn định ở mức 24 - 25 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng và 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước.  

Tại buổi hội thảo, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, thông tin ngân hàng thế giới sẽ mua tất cả tín chỉ cacbon trong Đề án một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

Mục tiêu của Đề án là đến năm 2030 sẽ xây dựng cánh đồng một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở ĐBSCL. Ước tính người trồng lúa thuộc đề án sẽ tăng thu nhập thêm hơn 16 nghìn tỷ đồng từ việc giảm chi phí đầu tư và giá lúa tăng do có thương hiệu. Mức thu nhập này dự tính sẽ tăng lên 40% so với hiện tại.

Đề án cũng giúp giảm trên 10% phát thải khí nhà kính trong quá trình canh tác, góp phần thực hiện các cam kết của Chính phủ về việc hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net zero) vào năm 2050.

Thông tin từ để án chỉ ra theo kinh nghiệm từ các dự án lúa giảm phát thải trước đây, cách canh tác mới có thể giúp giảm phát thải khoảng 5 tấn CO2/ha/năm so với trồng lúa truyền thống. Theo đó, cánh đồng lúa 1 triệu ha canh tác theo hướng mới này sẽ giảm được 5 triệu tấn CO2. Với mức giá dự kiến là 10 USD/tấn, lợi nhuận thu được khoảng 50 triệu USD.

Để thực hiện đề án, nông dân sẽ cần canh tác theo cách mới, sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, thực hiện tiết kiệm ở mọi công đoạn, thu hồi rơm để tái sử dụng…

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO₂ hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO₂ tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO₂ hoặc 1 tấn CO₂ quy đổi tương đương.

Năm 2023, lần đầu tiên nước ta bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng thông qua Ngân hàng Thế giới, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). Đây là lượng tín chỉ carbon được thống kê ở vùng rừng thuộc 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Người trồng rừng là chủ thể được thụ hưởng nguồn lợi này.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất