, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 26/08/2022, 06:30

Nông dân Mỹ chặt cây, bán gia súc vì không “gồng” nổi trong đợt hạn hán

KHÁNH NGUYÊN
(Theo CNN)
Chặt cây, bán đàn gia súc sớm là điều không nông dân nào mong muốn, nhưng tình trạng hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng đã buộc nhiều nông dân Mỹ phải bấm bụng thực hiện.
Những đàn gia súc nuôi nhiều năm hoặc chưa đến lúc xuất chuồng cũng phải bán bớt vì không còn đủ nước và cỏ tươi. Ảnh: The Weather Channel

Bỏ hết ruộng vườn và xuất chuồng gia súc sớm vì không đủ nước 

Kết quả khảo sát mới nhất của Liên đoàn Cục Nông nghiệp Mỹ (AFBF), công ty bảo hiểm và vận động hành lang cho lợi ích nông nghiệp chỉ ra gần 3/4 nông dân Mỹ bị ảnh hưởng mùa vụ năm nay vì hạn hán.

Biến đổi khí hậu đã khiến hạn hán xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn. Năm 2021, 24% nông dân Mỹ cho biết họ buộc phải phá bỏ cây trồng vì khô hạn quá không thể thu hoạch được gì. Năm nay, khi hạn hán có lúc đi vào đỉnh điểm kỷ lục, thì con số đó lên 37%.

Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia Mỹ thông báo tháng 7 năm nay là tháng nóng thứ 3 trong lịch sử và được xếp hạng trong top 10 nắng nóng trên mọi tiểu bang ở miền Tây, ngoại trừ Montana. Bản tin thời tiết và mùa màng của Bộ Nông nghiệp Mỹ tuần đầu tháng 8 đưa tin "hạn hán gia tăng nhanh chóng đã bao trùm các vùng đồng bằng miền Trung, Nam và Trung Nam, làm cạn kiệt độ ẩm của lớp đất bề mặt, gây ảnh hưởng đáng kể đến đất đai, đồng cỏ và các loại cây trồng vụ hè".

AFBF ước tính gần 60% diện tích đồng bằng Tây, Nam và Trung Bộ nước Mỹ đang trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng trong năm nay, những bang hứng chịu hạn hán khắc nghiệt nhất lại là nơi chiếm gần một nửa giá trị sản xuất nông nghiệp của Mỹ.

Hạn hán khiến 33% tổng số nông dân Mỹ cho biết họ phải chặt bỏ cây trồng dù đã trồng lâu năm và sẽ ảnh hưởng đến doanh. Ảnh: The Weather Channel

Chủ tịch AFBF Zippy Duvall chia sẻ "Những ảnh hưởng của đợt hạn hán này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới, không chỉ với nông dân và chủ trang trại mà còn cả với người tiêu dùng. Nhiều nông dân đã phải bấm bụng quyết định phá bỏ những vườn cây ăn quả lâu năm và bán bớt đàn gia súc nuôi đã lâu”.

Tình hình với người trồng trọt là vậy, với người chăn nuôi cũng không khá hơn khi không có nước cho gia súc uống, các đồng cỏ thì khô trụi thành những đồng cỏ cháy. Nông dân ở Lone Star đã phải giảm quy mô đàn nhiều nhất tới 50%, ở New Mexico là 43% còn Oregon là 41%. 

Giáo sư Kinh tế Nông nghiệp tại Texas A&M, David Anderson cho biết Texas một thập kỷ qua chưa phải xuất chuồng gia súc sớm như vậy, đợt gần nhất phải chấp nhận bán bớt là hạn hán năm 2011.

Các đồng cỏ cháy khô khiến gia súc không đủ thức ăn, duy trì thêm thì tăng chi phí nên nông dân đành xuất chuồng sớm. Ảnh: The Weather Channel

Theo AFBF, các chủ trang trại đang khó trăm đường khi tiếp cận nguồn nước. Chính quyền các bang ra thông báo hạn chế sử dụng nước, những hồ cung cấp nước như hồ Mead và hồ Powell thì chỉ hoạt động chưa tới 30% công suất mà phải cấp nước cho 2,2 triệu ha đất ở 7 bang miền Tây. Sông Colorado giữa tháng 8 cũng hạ mực nước và ở trong tình trạng thiếu hụt cấp độ 2, ảnh hưởng trực tiếp lên các bang Arizona, Nevada và New Mexico. 

Chưa kể, để có nước cho trang trại, nông dân phải vận chuyển nước bằng xe tải. Nhưng giá dầu diesel vẫn ở mức cao so với các năm trước, giá phân bón cỏ, thức ăn chăn nuôi cũng dắt díu nhau tăng.

Người tiêu dùng “lãnh đủ”

Những tưởng chỉ có nông dân và các chủ trang trại hứng chịu tác động của hạn hán, nhưng chính người tiêu dùng mới là đối tượng “lãnh đủ” sau cùng, vì phải chi nhiều hơn cho cùng một lượng thực phẩm so với trước đây. 

Ông Daniel Munch, nhà kinh tế tại AFBF, cho biết sau khi thị trường thịt bò và thịt gia súc dư thừa vì đợt xuất chuồng sớm lần này, giá sẽ tăng trong 6 tháng đến hơn một năm tới do tổng đàn còn lại ít hơn. Còn với cây trồng đặc sản, giá có thể tăng ngay sau thu hoạch do trái cây, các loại hạt và rau quả chủ yếu đến từ các bang có mức độ khô hạn cao nhất, phải phá bỏ. 

Thu hoạch cà chua ở Winters, bang California, sản lượng đã giảm nhiều vì hạn hán, đẩy giá thị trường tăng vọt, người tiêu dùng phải trả nhiều hơn cho cùng một lượng cà chua. Ảnh: Bloomberg

Báo cáo của AFBF chỉ ra nguồn cung trong nước không đủ, khả năng người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn vì phải nhập sản phẩm từ nước ngoài. Mà chưa chắc các nguồn nhập khẩu đã đủ vì các nước cũng đang ưu tiên phục vụ thị trường nội địa.

Lấy ví dụ về cây hạnh nhân trồng ở California, cung cấp 80% nguồn hạnh nhân cho thế giới. Khi nông dân phá vườn, hạnh nhân xuất khẩu không có thì tìm nguồn nhập khẩu cũng không dễ. Giải pháp chuyển cây trồng sang vùng khác cũng khó khăn vì không hợp thổ nhưỡng, khí hậu. 

Báo cáo lạm phát tháng 8 của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy người tiêu dùng trong nước đang chi tiêu nhiều hơn 9,3% cho trái cây và rau quả so với một năm trước.

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất