, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 07/03/2022, 17:16

Nông nghiệp thân thiện với rừng ở Peru

NA
(worldwildlife.org)
Khu vực Madre de Dios (thuộc tỉnh Tahuamanu, Peru) là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã. Những khu rừng nhiệt đới rộng 21 triệu mẫu Anh (khoảng 8,5 triệu ha) ở đây đang ngày càng bị đe dọa bởi nạn phát rừng làm nông nghiệp, khiến các loài động vật hoang dã luôn trong trạng thái bị đe dọa.
Diện tích đất chăn nuôi dần chiếm lấy đất rừng ở Tahuamanu.

Thực trạng về khu vực thực hiện dự án

Tỉnh nông nghiệp Tahuamanu bao gồm diện tích rừng được bảo tồn lớn nhất ở Madre de Dios. Đây là nơi đang dẫn đầu trong việc chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp và chăn nuôi. Từ năm 2001 đến năm 2020, Madre de Dios đã mất gần 630.000 mẫu rừng. Tại đây, tỷ lệ phá rừng đã tăng gấp đôi từ năm 2013 đến năm 2016. 

Để giải quyết vấn đề này, năm 2017, WWF và chính phủ Peru đã hợp tác với những người chăn nuôi ở Tahuamanu thử nghiệm một dự án nhằm tăng năng suất và giảm tác động xấu đến môi trường sinh thái.

Chương trình thử nghiệm do WWF chủ trì, tập trung vào 10 trang trại theo cách tiến hành đánh giá thực trạng hiện tại của quá trình sản xuất, canh tác, để từ đó cải thiện cách thức quản lý. Mục tiêu hiện tại của chương trình là tăng cường năng lực sản xuất sinh thái của cộng đồng địa phương, hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, sử dụng đất bền vững và giảm tỷ lệ mất rừng.

Những cuộc họp diễn ra thường xuyên tại các trang trại nhằm đảm bảo tất cả các bên đều có thể cùng nhau phát triển những giải pháp phù hợp. Bằng cách thực hành chăn nuôi bền vững, dự án đã giúp cộng đồng địa phương cải thiện năng suất và chất lượng trong quá trình sản xuất. Đồng thời, thực hành nông nghiệp bền vững đã hạn chế phần lớn nạn phá rừng của trang trại, thậm chí là đã góp phần giải phóng đất đai trở về trạng thái tự nhiên.

Khảo sát xây dựng chương trình thí điểm nông nghiệp thân thiện với rừng ở Peru.

Những chuyển biến bước đầu

Trước khi có dự án, gia súc được chăn thả trên một diện tích rộng, làm giảm chất lượng và suy thoái đất, đòi hỏi phải chuyển đổi đất rừng thành đất để chăn thả gia súc. 

Khi tham gia thí điểm dự án, những người nông dân dã chia các mảnh đất lớn thành những mảnh nhỏ hơn, được bao bọc bởi hàng rào điện chạy bằng năng lượng mặt trời. Họ luân chuyển gia súc trên các mảnh đất nhỏ này, bằng cách cứ 1 - 2 ngày họ lại chuyển gia súc sang mảnh đất khác, để giúp đất có thời gian phục hồi. Phân gia súc cũng được tập trung vào một khu vực nhất định, dùng để bón lại cho cỏ trong khu vực chăn thả.

Hiện nay, 10 nông dân đầu tiên tham gia vào dự án đã và đang hướng dẫn thêm cho nhiều nông dân khác trong vùng. Đến nay, đã có hơn 200 người tham gia vào dự án này.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất