, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 17/03/2023, 15:58

Nuôi con mỗi năm cưa sừng một lần, 9x đút túi hơn nửa tỷ mỗi năm

PHÚC MINH
Sở hữu 50 con, cứ 8 tháng lại cưa sừng bán một lần, anh nông dân Tiền Giang đút túi trên 500 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí.

Anh Nguyễn Hoàng Việt (32 tuổi, ngụ tại xã Phú Kiết, Chợ Gạo, Tiền Giang) hiện là chủ của trang trại hươu lớn nhất miền Tây, cũng là người sáng lập Hợp tác xã Hươu sao Tây Nam Bộ. Công việc nuôi hươu, bán con giống và chế biến, bao tiêu sản phẩm nhung hươu đem lại cho anh Việt thu nhập trên 500 triệu đồng mỗi năm, sau khi trừ mọi chi phí.

Trước đây, anh từng là một nhân viên kinh doanh ở TP.HCM với mức thu nhập khá. Năm 2019, trong một lần công ty cử đi công tác ở Hà Tĩnh, anh được tìm hiểu sâu và rất tâm đắc nghề nuôi hươu của bà con nơi đây.

Anh Việt cho hươu ăn, con vật này rất thân thiện.

Nhận thấy hươu là loài vật lành, dễ nuôi, phù hợp điều kiện ở Tiền Giang, lại cho thu nhập cao, anh Việt quyết định sẽ nuôi hươu để làm kinh tế.

“Sau lần đi thực tế, tôi quyết định bỏ ngang công việc, khăn gói ra Hà Tĩnh học nghề nuôi hươu đúng một tháng. Tôi làm việc không công cho người ta, tất cả mọi việc từ cho ăn, dọn chuồng, đỡ đẻ, cưa sừng.

Khi thấy đã học được cơ bản, tôi đã dùng 600 triệu đồng tiết kiệm được mua 15 con hươu giống mang về quê, bắt đầu lập trang trại riêng. May mắn mọi việc luôn thuận lợi, đàn hươu cứ ngày càng phát triển”, anh Việt kể.

Trung bình mỗi con hươu trưởng thành giúp người nuôi thu lãi từ 10 - 15 triệu đồng từ việc bán nhung hươu tươi.

Anh Việt cho biết cứ 8 tháng, anh lại lấy nhung hươi một lần, để già quá nhung sẽ cứng, giảm giá trị. Mỗi lần một con hươu cho từ 0,5 đến 1kg nhung, giá thị trường từ 10 đến 20 triệu đồng.

Ngoài việc bán nhung tươi, anh Việt cũng mua máy móc, chế biến sâu nhiều sản phẩm từ nhung để tăng giá trị và phù hợp với nhiều nhóm khách hàng. Ngoài ra, mỗi năm hươu mẹ cũng đẻ được một hươu con, giá trị khoảng 30 triệu đồng.

Theo anh Việt, hươu nuôi khoảng 2 năm là cho nhung.

Sau 3 năm, người đàn ông Tiền Giang này đã tự tin xây dựng thêm chuồng trại, mua thêm hươu để tăng đàn. Hiện, anh đang sở hữu đàn hươu trên 50 con, giá trị trên 1,5 tỷ đồng.

“Hươu ít bệnh, ăn cũng ít, ăn cỏ như dê, bò nên nuôi rất nhàn. So với bò, dê thì nuôi hươu khỏe hơn và lãi cao hơn rất nhiều”, anh Việt chia sẻ.

Nhận thấy công việc nuôi hươu hiệu quả, nhiều hộ dân trong vùng đã liên kết với anh, lập nên hợp tác xã nuôi hươu với tổng đàn hơn 150 con. Các hộ liên kết mua con giống từ trang trại của anh, anh sẽ phụ trách hỗ trợ kĩ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm.

Một thành viên trong hợp tác xã nuôi hươu của anh Việt đang cho hươu ăn cỏ.

Nam 9x cũng chia sẻ thêm, thời gian qua do dịch bệnh nên nhu cầu bồi bổ tăng cao, các sản phẩm nhung hươu bán rất chạy. Năm nay, tuy thị trường có chững hơn nhưng sản phẩm của anh vẫn không bị giảm giá.

Anh Võ Hoàng Kiết - Bí thư Đoàn xã Phú Kiết nhận xét, với mô hình nuôi hươu thành công, anh Việt là thanh niên có thu nhập cao nhất nhì ở xã. Trang trại hươu của anh Việt cũng là địa chỉ nhiều thanh niên tìm đến học hỏi cách làm kinh tế.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.
Nổi bật
Được quan tâm


Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất