, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 19/11/2022, 14:37

Phá sản, nợ 160 tỷ, nam doanh nhân làm một điều giúp kiếm 700 triệu/ngày

NGHI DUNG
(tổng hợp)
Sau khi "trắng tay" do nợ nần, sự nghiệp kinh doanh thất bại, người này phải xuống phố bán xúc xích nướng nhưng đó là bước ngoặt để ông tự tin sẽ trả hết nợ, làm lại cuộc đời.

Năm 2015, doanh nhân Tang Jian sống ở Trung Quốc làm ăn thất bại. Công ty kinh doanh nhà hàng do ông lập nên lâm vào cảnh khó khăn. Nợ nần chồng chất lên đến 46 triệu tệ (160 tỷ đồng), sự nghiệp do bản thân gây dựng không còn, Tang Jian lâm vào cảnh trắng tay.

Nói về sự nghiệp thất bại của mình, Tang Jian cho hay, năm 1997, ông bắt đầu kinh doanh và lập nhà hàng, quán bar, thời đỉnh cao có tới 300 nhân viên. Năm 2005, ông đầu tư vào một dự án khác và thất bại, kéo theo việc kinh doanh nhà hàng sụp đổ theo. Tổng số nợ 46 triệu tệ (160 tỷ đồng) do ông vay của 70 chủ nợ từ người thân, bạn bè, đối tác... 

Người đàn ông này từng thất bại sau lần kinh doanh sai lầm.

Ban đầu, có lúc ông không dám nghe điện thoại mọi người gọi đến trong 10 ngày, cả tuần chỉ ăn mỳ. Áp lực nợ nần khiến Tang Jian không còn cách nào khác là ly hôn với vợ. Vào lúc khó khăn nhất, có lúc ông chỉ có vỏn vẹn 20 tệ (69.000 đồng) trong túi để đổ xăng.

Sau lần thất bại đó, Tang Jian mang lều lên núi sống một thời gian. Có lúc ông nghĩ đến việc chấm dứt cuộc đời. Tuy nhiên, sau khi trấn tĩnh, Tang Jian nhận ra phải có trách nhiệm với số tiền mình đã nợ và phải làm việc để trả nợ.

Ông quyết định xuống núi, đối mặt với các chủ nợ, thừa nhận sai lầm và hứa sẽ làm việc để trả tất cả. Nghe những lời chân tình của Tang Jian, những người cho ông vay cũng tỏ ra thông cảm và không gọi điện đòi nợ liên tục.

Ông Tang Jian dự định trả hết số tiền nợ trong 7 năm.

Năm 2017, để kiếm sống, doanh nhân này cùng mẹ làm xúc xích rồi đưa xuống phố bán xúc xích nướng. Trong quá trình nói chuyện với khách hàng, Tang Jian không chỉ bán mà còn chia sẻ những điều mà khách hàng quan tâm như mua thịt làm xúc xích ở đâu, bộ phận nào của lợn được dùng làm xúc xích.

Khi thấy việc bán hút khách, anh Xu - người từng đảm nhận bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại công ty cũ của Tang Jian đã khuyến khích sếp thử livestream bán hàng. Chỉ trong buổi phát sóng đầu tiên đã bán được hơn 100 đơn hàng.

Thời gian bán hàng của Tang Jian từ 10h sáng đến 10h đêm. Khách hàng lo lắng nhất là chất lượng thịt của xúc xích. Nắm bắt tâm lý này, Tang Jian không mua thịt ở chợ mà mua thịt ở siêu thị có hóa đơn rõ ràng để khách hàng xem. Cho nên, khách sẵn sàng trả tiền dù giá cao hơn vì an tâm.

Năm 2020 là bước ngoặt lớn, anh mở một nhà máy sản xuất xúc xích nhỏ và một quầy hàng. Đến nay đã có 5 quầy hàng bán xúc xích nướng.

Khách hàng biết đến tiếng quầy hàng của Tang Jian nên đổ đến ăn thử. Năm 2020, có một vị khách đến ăn và quay clip kể về trải nghiệm ở đây rồi đăng tải lên mạng. Hiệu ứng này giúp nhiều vị khách đổ đến mua xúc xích và ủng hộ Tang Jian. Tháng 8/2020, ông bắt đầu phát livestream bán xúc xích nhờ đó doanh số ngày càng tốt hơn.

Theo Tang Jian, mỗi ngày bán qua livestream có thể kiếm được 50.000 tệ (173 triệu đồng) và cao nhất là 200.000 tệ (gần 700 triệu đồng). Mỗi xúc xích nướng giá 18 tệ (hơn 60.000 đồng), không bao gồm phí ship, tiền đóng gói. 

Biết Tang Jian làm ăn thuận lợi, các chủ nợ cũng vui mừng. Họ gọi điện và mong ông giữ sức khỏe, tiếp tục kinh doanh tốt. Tới đây, Tang Jian dự định lập thương hiệu xúc xích, thành lập công ty và kiếm tiền để trả nợ. Theo dự định, ông sẽ mất 7 - 8 năm để trả hết nợ nhờ bán xúc xích.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.

Nổi bật
Được quan tâm


Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất