, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 04/03/2023, 19:08

Phát hiện bất ngờ tại vùng thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất thế giới ở Ukraine

MINH AN
(theo Daily Star)
Các nhà khoa học đã phát hiện điều bất ngờ khi nghiên cứu khoảng 300 con chó đột biến ở vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl, Ukraine ngày nay.
Những con chó đột biến sinh trưởng bình thường ở Chernobyl, Ukraine.

Các nhà khoa học đã hết sức sửng sốt khi phát hiện những chú chó đang sống và sinh sản bình thường ở khu vực thảm họa hạt nhân Chernobyl, bất chấp tác động do phóng xạ gây ra trong 37 năm qua.

Các sinh vật mà các nhà nghiên cứu đánh giá là hậu duệ của những con chó bị bỏ rơi trong thảm họa xảy ra năm 1986. Các nhà khoa học kỳ vọng, phát hiện mới có thể giúp con người hiểu thêm về cách sinh tồn ở những nơi khắc nghiệt nhất.

Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu cách những con chó biến đổi để sống sót ở nơi ô nhiễm phóng xạ.

Nghiên cứu được công bố ngày 3/3 trên tạp chí Science Advances, đánh giá 302 con chó đột biến sống ở vùng thảm họa hạt nhân bị phong tỏa ở Ukraine.

Những con chó có mức độ phơi nhiễm phóng xạ khác nhau, khác biệt về mặt di truyền với những sinh vật cùng loài trên thế giới.

Những con chó lớn lên hầu hết là hậu duệ của thú cưng bị bỏ lại ở vùng thảm họa rò ri phóng xạ.

Elaine Ostrander, chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Gene người có trụ sở ở Mỹ, tác giả nghiên cứu, đặt câu hỏi: “Làm cách nào mà những con chó này có thể sống sót trong môi trường phóng xạ trong 15 thế hệ?”

Đồng tác giả Tim Mousseau, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Nam Carolina, cho biết các sinh vật sống ở vùng thảm họa Chernobyl "cung cấp một công cụ đáng kinh ngạc để xem xét tác động của phóng xạ đối với động vật có vú”.

Các nhà khoa học cho biết hầu hết những con chó mà họ đang nghiên cứu dường như là hậu duệ của những thú cưng mà cư dân buộc phải bỏ lại khi sơ tán.

Những con chó này dù sống hoang dã nhưng rất thân thiện với các nhà nghiên cứu.

Thông qua các xét nghiệm DNA, nhóm nghiên cứu xác định những con chó sống ở những khu vực có mức độ phơi nhiễm phóng xạ cao, thấp và trung bình.

“Đó là một cột mốc quan trọng đối với chúng tôi”, nhà nghiên cứu Ostrander nói. "Chúng tôi thậm chí có thể xác định được những con chó nào có liên hệ với nhau về mặt ADN".

Các nhà nghiên cứu hiện đang đánh giá xem những con chó này có ADN khác biệt ra sao khi bị phóng xạ tác động. Nhóm nghiên cứu làm việc ở khu vực cách thủ đô Kiev khoảng 96km và không nhận thấy dấu hiệu chiến sự.

Nhóm nghiên cứu đặt tên cho một con chó là Prancer, vì nó luôn tỏ ra phấn khích khi tiếp xúc với con người. “Mặc dù chúng là chó hoang, nhưng có phản ứng tích cực khi tương tác với con người, đặc biệt là khi chúng tôi đem tới cho chúng thức ăn”, nhà nghiên cứu Mousseau nói.

Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986. Một vụ nổ và cháy xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân khiến phóng xạ phán tán ra môi trường. 30 công nhân thiệt mạng trong thảm họa và số người bị ngộ độc phóng xạ ước tính lên tới hàng ngàn người.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất