, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 02/11/2022, 06:16

Phát thải khí nhà kính của Brazil cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây

LÊ KIÊN
(Reuters)
Một báo cáo phi lợi nhuận hôm 1/11 cho biết, lượng khí thải nhà kính của Brazil đã tăng hơn 12% trong năm 2021 chủ yếu do nạn phá rừng nhiệt đới Amazon gia tăng.
Ảnh chụp từ trên không cho thấy một khoảnh rừng nhiệt đới Amazon bị chặt phá nghiêm trọng ở Apui, bang Amazonas, Brazil, ngày 3/9/2021. (Ảnh tư liệu: Reuters/Bruno Kelly)

Dữ liệu được đưa ra khi các nhà bảo vệ môi trường, các nhà đầu tư bền vững và nhiều nhà lãnh đạo thế giới ca ngợi cuộc bầu cử diễn ra hôm 30/10 của nhà lãnh đạo cánh tả Luiz Inacio Lula da Silva, người đã hứa sẽ có chính sách bảo vệ khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu.

Theo dự án giám sát khí thải SEEG do nhóm vận động môi trường của Đài quan sát khí hậu tài trợ, sự gia tăng lượng khí thải ở Brazil trong năm 2021 được xem là lớn nhất kể từ năm 2006 đến nay. Dữ liệu cũng cho thấy, trong năm 2021, quốc gia này đã thải ra 2,42 tỷ tấn CO2, tăng so với 2,16 tỷ tấn vào năm 2020.

Brazil mặc dù có mạng lưới điện tương đối sạch dựa vào thủy điện và năng lượng tái tạo, tuy nhiên Brazil cũng là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ 5 trên thế giới chủ yếu là do nạn phá rừng, nông nghiệp và sử dụng đất sai mục đích.

Quốc gia này có 60% diện tích rừng nhiệt đới Amazon, lớn nhất thế giới, đây là nơi hấp thụ một lượng lớn khí CO2, đồng thời cũng là nơi phát thải lớn khi rừng bị chặt phá, đốt cháy nghiêm trọng.

Ông Marcio Astrini - người đứng đầu Đài quan sát khí hậu Brazil nói: “Chúng tôi có một chính phủ đã từ bỏ, phủ nhận các vấn đề khí hậu và đã làm mọi cách để phá hủy công tác quản lý môi trường của đất nước, đặc biệt là ở rừng Amazon”.

Tổng thống Jair Bolsonaro được cho là đã kéo lùi các hoạt động bảo vệ môi trường đồng thời tìm cách đề xuất thêm nhiều hoạt động canh tác, khai thác cơ sở hạ tầng ở rừng Amazon khiến nạn phá rừng tăng đột biến lên mức cao nhất trong vòng 15 năm. 

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã phải hứng chịu nhiều áp lực quốc tế khi để xảy ra tình trạng chặt phá rừng nhiệt đới Amazon trong thời gian qua. (Ảnh: Mauro Pimentel)

Bên cạnh nạn chặt phá rừng, năng lượng cũng được xem là một trong những yếu tố góp phần vào sự gia tăng phát thải khí nhà kính khi mà mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn rất nhiều so với thời kỳ giảm mạnh khi xảy ra đại dịch. 

Báo cáo phi lợi nhuận nêu trên đưa Brazil đi chệch hướng trong việc đáp ứng các mục tiêu khí hậu năm 2025 và 2030 trong khi các quốc gia trên thế giới chuẩn bị thảo luận về các cam kết khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP27 của Liên Hợp Quốc tổ chức ở Ai Cập vào tuần tới.

Được biết lãnh đạo cánh tả Luiz Inacio Lula da Silva có kế hoạch sẽ cử đại diện đến tham dự hội nghị COP27, mặc dù tổng thống đương nhiệm Jair Bolsonaro vẫn tiếp tục lãnh đạo đất nước cho đến hết ngày 01/01/2023. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13-16/4.


Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất