, //, :: GTM+7

Phục hồi hệ sinh thái cho những cồn chim

HOÀNG OANH

Việt Nam có 2 cồn chim nổi tiếng ở tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bình Định. Trước đây, do biến đổi khí hậu cộng với sự khai thác quá mức của con người, hệ sinh thái đi kèm với thủy vực ở những cồn chim đã bị suy thoái và gần như biến mất. Tuy nhiên, những cồn chim này đã phục hồi một cách ngoạn mục nhờ nỗ lực bảo vệ của người dân.

1.

Cồn Chim tỉnh Vĩnh Long ở ngay vị trí “địa đầu sông Cổ Chiên” - nơi con sông Tiền bắt đầu rẽ nhánh khi chảy qua địa phận TP Vĩnh Long. Ngày xưa, người dân Cồn Chim đã từng có thời điểm khai thác quá mức tài nguyên ở đây như chặt phá rừng, dùng thuốc để bắt cá tôm… khiến hệ sinh thái bị tàn phá nghiêm trọng. Từ năm 2014, Cồn Chim được dự án PRC (dự án tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu) do Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh phối hợp với tổ chức Oxfam triển khai mô hình đồng quản lý sông Cồn Chim, nhằm phát triển sinh kế cho cộng đồng và nâng cao ý thức quản lý, bảo vệ, phục hồi rừng phòng hộ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Một Tổ đồng quản lý sông Cồn Chim gồm 100 hộ dân ở 4 ấp dọc triền sông Cồn Chim đã được thành lập, và các hộ dân trong tổ cùng nhau quản lý hơn 6ha rừng, 57ha diện tích mặt nước. Theo đó, mỗi ấp có một đội tuần tra 3 người thay phiên nhau đi kiểm tra, nhắc nhở người dân trong vùng và các phương tiện vào Cồn Chim đánh bắt thủy sản về “hương ước mới” để bảo vệ dòng sông và hệ sinh thái nơi đây. Những nỗ lực đó đã giúp môi trường ở Cồn Chim phục hồi, các loài thủy hải sản dần đông đúc trở lại với nhiều chủng loại đặc trưng của vùng đất mặn lợ như: cá bông lau, cá kèo, cá thòi lòi, tôm, cua… Cồn Chim hiện nay còn là vùng tôm - lúa điển hình theo cách sống thuận thiên.

2.

Vùng Cồn Chim ở Bình Định là khu vực bao gồm các cồn nằm giữa đầm Thị Nại – thuộc địa phận xã Phước Sơn (Tuy Phước). Các đầm phá ven biển như đầm Thị Nại là những thủy vực đặc trưng và rất độc đáo, bao gồm nhiều hệ sinh thái có giá trị nhưng dễ bị tổn thương như rừng ngập mặn, đầm lầy, thảm cỏ nước…

Cồn Chim dài khoảng 2km, rộng khoảng 1,3km, diện tích tự nhiên chừng 250ha. Trước đây, cồn là rừng ngập mặn tự nhiên, là địa bàn cư trú của nhiều loại thủy sản và chim chóc. Vào khoảng năm 1978, phong trào nuôi tôm nước lợ nổi lên ở khu vực này, làm ít nhất 400ha rừng ngập mặn bị chặt phá để làm hồ nuôi tôm. Ngoài ra, cư dân ngày càng đông đúc cũng làm giảm diện tích rừng, làm môi trường nước và các tài nguyên dưới nước bị phá hủy nghiêm trọng.

Cồn Chim hiện là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch ở tỉnh Bình Định.
Cồn Chim hiện là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch ở tỉnh Bình Định.

Trước tình trạng này, cuối năm 2002, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt dự án nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái và bảo tồn nguồn lợi rừng ngập mặn Cồn Chim. Khu bảo tồn Cồn Chim sau đó được thành lập. Ðể phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn, khu sinh thái ngập mặn được chia ra nhiều khu vực chức năng như: khu nuôi sinh thái kết hợp trồng rừng ngập mặn, khu bảo tồn cỏ biển, khu sân chim, khu nuôi động vật thân mềm…

Đã có hơn 155ha rừng ngập mặn ở khu vực đầm Thị Nại được phục hồi, trong đó có nhiều diện tích rừng trong độ tuổi có thể khai thác nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng. Người dân quanh đầm Thị Nại nói chung và Cồn Chim nói riêng đã thấy những tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục rừng ngập mặn và tham gia vào việc trồng rừng tự nguyện, chăm sóc, bảo vệ rừng.

Hiện nay, Cồn Chim đã phục hồi được hệ sinh thái đa dạng. Bên dưới mặt nước là các loài thủy sản có giá trị cao như tôm, cua, cá mú, cá hồng, cá dìa, cá đối, các loài nhuyễn thể… cùng hệ sinh thái thảm cỏ biển ngày càng phát triển. Bên trên tán rừng ngập mặn là nơi trú ngụ của quần thể các loài chim, cò đặc hữu và các loài chim di trú theo mùa.

HOÀNG OANH

 

 

 

Với mong muốn nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước, Tạp chí Nông thôn Việt online mở diễn đàn Nước & cuộc sống. Diễn đàn sẽ thu hút và đăng tải những ý kiến đề xuất, những giải pháp cụ thể, cũng như chia sẻ, giới thiệu những mô hình hiệu quả, cách làm sáng tạo ở các địa phương, đặc biệt là các vùng dân cư thiếu nước sạch… 

Rất mong nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc.

Ý kiến xin gửi tới Tòa soạn Tạp chí Nông thôn Việt: Lầu 10 số 12 Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM.

Hoặc email: toasoan@nongthonviet.com.vn, những bài được chọn đăng sẽ có nhuận bút.

 

 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất