, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 27/11/2020, 11:18

Phục hồi rừng ngập mặn ở Indonesia

Theo KHÁNH HƯNG (SGGP)

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư 2020 diễn ra vào ngày 25-11, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cho biết, Ngân hàng Thế giới vừa thông qua khoản tài chính 5.500 tỷ rupiah (400 triệu USD) để hỗ trợ chương trình phục hồi 640.000ha rừng ngập mặn trong 4 năm tới của Indonesia. 

 

Trồng lại rừng ngập mặn ở Indonesia.
Trồng lại rừng ngập mặn ở Indonesia.

Trước đó, vào tháng 7-2020, Chính phủ Đức thông qua dự án Chương trình rừng VI, hỗ trợ Indonesia 20 triệu EUR để thành lập Trung tâm Rừng ngập mặn thế giới (WMC).

Rừng ngập mặn của Indonesia chiếm 1/4 diện tích rừng ngập mặn của thế giới. Việc Ngân hàng Thế giới cung cấp khoản hỗ trợ này cho thấy sự đánh giá cao của thể chế tài chính này đối với các kế hoạch của Indonesia.

Chính sách quốc gia về quản lý rừng ngập mặn ở Indonesia được nêu trong kế hoạch phát triển quốc gia trung hạn 2020-2024, bao gồm hai nội dung: xây dựng thể chế dưới hình thức các chương trình giảm thiểu và thích ứng; sử dụng bền vững rừng ngập mặn. Với mục tiêu phục hồi tối thiểu diện tích rừng ngập mặn quốc gia lên 50.000ha và tối đa là 1,1 triệu ha.

Cũng theo ông Luhut, Indonesia nắm giữ 75%-80% tín chỉ carbon của thế giới đến từ rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn, rạn san hô và những nơi khác. Đối với rừng ngập mặn, Indonesia có 332 triệu ha đất, chiếm 48% tổng số rừng ngập mặn ở châu Á, 20% tổng số rừng ngập mặn của thế giới. Indonesia cũng có tới 250 loài rừng ngập mặn. Tuy nhiên vào tháng 7 năm nay, Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN công bố khu vực này đã đánh mất khoảng 1/3 diện tích rừng ngập mặn chỉ trong vòng 4 thập niên (1980-2020).

Trong đó, theo số liệu của Liên minh Rừng ngập mặn toàn cầu (GMA), 70% rừng ngập mặn của Indonesia đã bị phá hủy hoặc suy thoái do nuôi trồng thủy sản. 

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm




Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất