, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 22/04/2021, 09:48

Quảng Nam: Nghề làm chổi đót vào mùa

QUỲNH HIẾU

Đến hẹn lại lên, khoảng đầu tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, khi những bông đót bắt đầu nở rộ, cũng là lúc làng nghề làm chổi đót ở xã Quế Xuân (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) vào mùa sản xuất. Nghề làm chổi đót rất vất vả, nhưng đổi lại giúp nhiều người dân địa phương có thêm việc làm, thu nhập…

Nhộn nhịp mùa bó chổi đót

Những ngày này, khắp các tuyến đường giao thông nông thôn và sân nhà của các hộ dân ở thôn Thạnh Hòa, xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn phơi đầy những cây đót tươi. Đang cần mẫn sắp xếp từng cây đót khô để bó chổi, bà Trần Thị Hòa (65 tuổi, thôn Thạnh Hòa, xã Quế Xuân) cho biết: “Tôi bắt đầu làm nghề chổi đót từ năm 1983. Nghề này tôi học được từ một hộ gia đình tại thôn và gắn bó mưu sinh với nó cho đến nay”.

Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề bó chổi đót, ông Trần Thỉnh ở Thạnh Hòa cho biết thêm: “Nghề làm chổi đót từ lâu đã trở thành nghề truyền thống của xã Quế Xuân. Công việc này cũng khá vất vả. Như việc phơi đót tưởng chừng đơn giản, nhưng cũng đòi hỏi người phơi phải có kinh nghiệm. Nếu cây đót gần khô mà gặp mưa là bị đỏ ngay, không còn màu vàng sáng, coi như không sử dụng được nữa, vì nước mưa không chỉ làm cây đót bị đỏ mà thân còn bị ải dễ hư. Do vậy, việc phơi nắng và thu gom, bảo quản cây đót phải được làm cẩn thận, bảo quản kỹ trong nhà để dùng bó chổi dần dần”.

Theo những người dân làm nghề bó chổi đót ở xã Quế Xuân, nguyên liệu làm đót ngày càng hiếm, vì vậy giá cây đót tươi ngày càng cao. Bình quân mỗi tấn đót tươi có giá khoảng 6 - 7 triệu đồng, còn mua đót khô về bó chổi thì không lời. Để có nguyên liệu làm chổi, cứ đến tháng Chạp hàng năm, nhiều hộ dân chuyên làm nghề chổi đót ở thôn Thạnh Hòa đặt mua cây đót tươi của các hộ dân ở vùng núi Quế Sơn đem về phơi từ 3 - 4 nắng rồi mới bắt đầu công việc bó chổi thành phẩm.

Tăng thu nhập lúc nông nhàn

Nghề làm chổi đót ở thôn Thạnh Hòa diễn ra theo mùa bông đót nở, thường bắt đầu từ tháng Chạp cho đến hết tháng Hai. Khi vụ gieo sạ Đông Xuân vừa kết thúc, những hộ dân nơi đây lại tranh thủ làm chổi đót để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình và lo cho con ăn học. Bà Hòa chia sẻ: “Do sức khỏe có hạn nên mỗi ngày tôi chỉ bó được 10 cây chổi, người nào có sức khỏe thì mỗi ngày bó từ 20 - 30 cây. Chổi bán sỉ cho thương lái có giá bình quân từ 20.000 -25.000 đồng/cây. Trừ hết chi phí nguyên liệu đót tươi và mây, bình quân mỗi tháng tôi kiếm cũng được từ 3 - 5 triệu đồng”.

Ngày trước, để bó chổi, người làm chổi phải tìm mua cây mây tươi về chẻ, ngâm và phơi khô để làm dây buộc. Nay tại xã đã có nhà chuyên sản xuất dây mây nên người bó chổi bớt được một công đoạn. “Chổi đót bó đến đâu thương lái mua tới đó, không sợ tồn hàng. Có điều làm nghề chổi đót dễ bị đau lưng lắm, lưng tôi giờ bị khòm sau nhiều năm cong lưng ngồi bó. Được cái có thêm tiền trang trải cho gia đình nên ai cũng ráng giữ nghề”. - Bà Hòa nói.

Cây đót tươi được người dân thôn Thạnh Hòa (xã Quế Sơn) mua về phơi khi trời nắng và chiều mát lại thu gom về gia công bó chổi.

Nghề bó chổi đót của các hộ dân ở xã Quế Xuân cũng có sự khác biệt so với nhiều địa phương làm chổi đót khác. Nếu như ở huyện Thăng Bình, người dân bó chổi đót chỉ lấy ngọn của cây đót kết hợp với trúc hoặc cán nhựa để làm phần thân bó chổi thì ở Thạnh Hòa các hộ dân tận dụng cả thân cây đót để bó chổi. Lý giải điều này, nhiều hộ dân bó chổi lâu năm cho hay, nếu dùng các nguyên liệu khác thay thế thân cây đót khi bó chổi thì dễ bị hư hỏng qua quá trình sử dụng. Thân cây đót tuy là thân cỏ nhưng khi kết chụm lại thành bó thì rất rắn chắc, người thợ lành nghề chỉ cần dùng dây mây siết chặt mỗi khi bó chổi là độ bền sẽ rất cao. Để cây chổi được bền hơn, người bó chổi thường dùng cây đót thật khô và mỗi cây chổi thường được bó từ 4 - 5 nụt mây.

Hiện nay, chổi đót của người dân xã Quế Xuân làm ra không chỉ tiêu thụ ở địa phương và tỉnh Quảng Nam mà còn vươn ra các tỉnh trong cả nước, giúp nhiều cơ sở chuyên sản xuất và những hộ gia đình làm nghề bó chổi lâu năm của địa phương có thêm thu nhập ổn định, giải quyết được công ăn việc làm lúc nông nhàn.

Widget 'Chân trang - Nông thôn mới'

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1
Nổi bật
Được quan tâm





Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất