, //, :: GTM+7

Quy định về giám sát, khai thác tài nguyên nước cần rõ ràng hơn

TAM DIỆP

“Việc sửa đổi, bổ sung thông tư phải khoa học hơn, sát thực tế hơn và đảm bảo tính bền vững khi đi vào thực tiễn cuộc sống”.- Ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp trực tuyến giữa Cục Quản lý tài nguyên nước với các đơn vị liên quan về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 7/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát, khai thác sử dụng tài nguyên nước vào cuối tháng 5 vừa qua.

Trạm xử lý nước thô của Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: Thảo Vi

Bộc lộ nhiều bất cập

Theo đánh giá của ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT (gọi tắt là Thông tư 47) là công cụ quan trọng phục vụ việc quản lý khai thác, sử dụng nước của các công trình đã được cấp phép về tài nguyên nước. Việc tuân thủ Thông tư này đã buộc các chủ doanh nghiệp nâng cao hơn nữa ý thức tiết kiệm nước, đồng thời tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Tuy nhiên, theo ông Vĩnh, sau 3 năm triển khai, Thông tư 47 đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập.

Cụ thể, theo bà Nguyễn Thị Thu Linh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, những vấn đề mà nhiều địa phương, doanh nghiệp thắc mắc và có kiến nghị bổ sung, sửa đổi theo hướng làm rõ hơn, chi tiết hơn là các nội dung liên quan đến quy định về tần suất, thông số giám sát chất lượng nước; xây dựng hệ thống giám sát (gồm thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu, phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát...); điều chỉnh tần suất giám sát nói chung; các hướng dẫn liên quan đến việc quan trắc, giám sát lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu, quan trắc mực nước đối với các giếng khoan đường kính nhỏ, việc cập nhật số liệu quan trắc định kỳ vào hệ thống giám sát…

Hướng tới chia sẻ dữ liệu

Theo Dự thảo Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung, nhiều nội dung của sẽ được làm rõ, như: việc đo đạc, giám sát các thông số; các yêu cầu cụ thể đối với thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu và phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu; bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm đầu tư, xây dựng hệ thống giám sát của Bộ TN&MT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trách nhiệm đầu tư, lắp đặt các thiết bị đo đạc và các thiết bị khác liên quan theo quy định của các cơ sở có công trình khai thác tài nguyên nước nhằm đảm bảo tính khả thi; trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống giám sát…

Ngoài việc sửa đổi các quy định để bảo đảm tính rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và minh bạch, phù hợp với tình hình thực tế, Thông tư 47 sửa đổi, bổ sung còn có thêm các quy định về hướng dẫn phương thức kết nối truyền dữ liệu, chia sẻ dữ liệu giữa Trung ương, địa phương và các bộ, ngành nhằm đảm bảo công khai thông tin, khuyến khích các tổ chức, cá nhân chia sẻ, khai thác thông tin để dữ liệu được sử dụng hiệu quả hơn.

Dự thảo Thông tư 47 sửa đổi, bổ sung của Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ: hệ thống giám sát tài nguyên nước tại Trung ương và tại địa phương phải bảo đảm kết nối và chia sẻ dữ liệu theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước. Cụ thể, hệ thống giám sát ở Trung ương bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác theo kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên môi trường; chia sẻ với hệ thống giám sát tại địa phương các dữ liệu liên quan đến các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước đặt trên địa bàn của địa phương. Ngược lại, hệ thống giám sát ở địa phương cũng phải bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống giám sát ở trung ương, với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác theo kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THÔNG TƯ SỐ 47/2017/TT-BTNMT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
- Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở trung ương và địa phương.

- Các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác tài nguyên nước thuộc đối tượng phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

• Công trình hồ chứa khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50kW, bao gồm cả công trình thủy lợi kết hợp với thủy điện.

• Công trình hồ chứa khai thác nước mặt có quy mô trên 0,1m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100m3/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác.

• Công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt (khác với các công trình thuộc quy định ở trên) có quy mô trên 0,1m3/giây (đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản) và trên 100m3/ngày đêm (đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác).

• Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10m3/ngày đêm.

Tags

Bình luận

Xem nhiều

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm

Căn bệnh virus sưng chồi ca cao (CSSVD) do loại rệp sáp gây ra đang tàn phá những rừng cây ca cao ở Tây Phi và có khả năng khiến nguồn cung chocolate toàn cầu gặp nguy hiểm.





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất