, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 09/05/2023, 08:46

Indonesia: Thúc đẩy vai trò của cộng đồng bản địa trong chống biến đổi khí hậu

LÊ KIÊN
(theo CNA, AFP)
Các nhóm dân sự Indonesia hôm 8/5 đã cho ra mắt một quỹ trị giá hàng triệu USD nhằm trao quyền cho các cộng đồng người dân bản địa và địa phương trên khắp quốc gia Đông Nam Á trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Quỹ mới của Indonesia nhằm mục đích trao quyền cho các cộng đồng bản địa và địa phương trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. (Ảnh: AFP/Adek Berry).

Quỹ mới ra mắt với tên gọi Nusantara, có cơ chế tài trợ trực tiếp cho các cộng đồng bản địa và địa phương trong nước, được khởi xướng bởi nhóm môi trường Walhi, Hiệp hội Cải cách Nông nghiệp (KPA) và Tổ chức phi chính phủ của người bản địa AMAN. Quỹ Nusantara đã nhận được 3 triệu USD hỗ trợ ban đầu từ các tổ chức từ thiện quốc tế như Quỹ Ford và Quỹ Packard.

Đây là một phần nằm trong Cam kết sở hữu rừng trị giá 1,7 tỷ USD lần đầu tiên được công bố tại hội nghị COP26 ở Glasgow, công nhận vai trò quan trọng của cộng đồng bản địa và địa phương trong việc bảo vệ rừng nhiệt đới cũng như đóng góp của họ trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Indonesia là nơi có diện tích rừng nhiệt đới lớn thứ 3 thế giới, tuyên bố đã đạt được một số tiến bộ trong việc giảm tỷ lệ mất rừng nguyên sinh trong 5 năm liên tiếp cho đến năm 2021, tuy nhiên trên thực tế tổng diện tích rừng vẫn tiếp tục suy giảm.

Theo một nghiên cứu của tổ chức Rainforest Foundation của Na Uy, các cộng đồng bản địa đã nhận được khoảng 2,7 tỷ USD quỹ khí hậu trong việc quản lý rừng giai đoạn từ năm 2011 - 2020 từ các nhà tài trợ và tổ chức từ thiện, tương đương với dưới 1% hỗ trợ phát triển chính thức để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu so với cùng kỳ. 

Chia sẻ với hãng thông tấn AFP, ông Darren Walker - Chủ tịch Quỹ Ford nói: "Quỹ Nusantara được thiết kế một phần để đáp ứng sự mất cân bằng trong việc phân bổ quỹ khí hậu và để chứng minh tính hiệu quả của ý tưởng rằng, khi bạn cung cấp tài nguyên cho cộng đồng địa phương, bạn có nhiều khả năng có tác động mà chúng ta cần để giải quyết thách thức khí hậu".

Giám đốc WALHI Zenzi Suhadi cho biết, quỹ Nusantara tìm cách giải quyết các nhu cầu của cộng đồng theo cách tiếp cận từ dưới lên, hướng đến họ để xác định những thách thức mà họ gặp phải và đưa ra giải pháp. "Chúng tôi tạo ra cơ chế của Quỹ Nusantara trực tiếp cho cộng đồng địa phương và người dân bản địa" - Suhadi nói. 

Tổng thư ký AMAN Rukka Sombolinggi nhấn mạnh thêm, dân làng là người "biết rõ nhất" những thách thức mà họ phải đối mặt và cách họ muốn giải quyết chúng.

Được biết, những người sáng lập quỹ Nusantara tìm cách thu hút tới 20 triệu USD đầu tư trong 10 năm tới để giúp lập bản đồ hơn 20 triệu ha lãnh thổ bản địa và tăng cường bảo vệ cũng như đăng ký 7,8 triệu ha trên vùng đất được công nhận.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm





Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất