, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 30/05/2022, 12:46

Rác thải nhựa khiến loài voi đối mặt với nhiều nguy hiểm

LÊ KIÊN
(NY Times)
Một số voi ở Ấn Độ đi tìm thức ăn tại các bãi rác gần khu định cư của con người. Chúng đã ăn nhiều rác thải nguy hiểm khó tiêu hóa như túi nylon, đồ nhựa... và vô tình trở thành những nhân tố phát tán chất thải khó tiêu hủy vào các khu rừng sâu ở Ấn Độ...
Một con voi đang kiếm ăn trong Vườn quốc gia Corbett ở Uttarakhand, Ấn Độ. Ảnh: Danita Delimont Creative/Alamy.

Tiến sĩ Gitanjali Katlam, một nhà nghiên cứu sinh thái ở Ấn Độ cho biết: “Khi chúng phóng uế, phân của chúng chứa nhiều chất thải nhựa và túi nylon, những chất thải này sẽ đọng lại rải rác trong các khu rừng”.

Tuy có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về sự phát tán tràn lan của rác thải ô nhiễm vào các vùng biển và đại dương, nhưng về con đường mà rác thải phát tán cùng với các loài động vật hoang dã trên đất liền thì con người vẫn chưa nhận thức đầy đủ.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bảo tồn Thiên nhiên (Journal for Nature Conservation) nhấn mạnh, voi là một trong những loài động vật có thể phân tán hạt giống cây trồng rộng rãi thông qua việc ăn các loại cỏ cây, hoa quả. Tương tự như vậy, chúng cũng là những nhân tố gián tiếp phân tán các loại rác thải của con người vào khu công viên, vườn quốc gia, rừng sâu hay nhiều khu vực hoang dã khác. 

Những loại chất thải khó tiêu hóa và khó phân hủy như túi nylon, đồ nhựa… khi ăn vào có tác động tiêu cực và nguy hiểm đến sức khỏe của các loài động vật nói chung và loài voi nói riêng. Trong một số trường hợp, có thể gây tắc đường tiêu hóa và tử vong. 

Tiến sĩ Gitanjali Katlam và các đồng nghiệp của bà đã thu thập nhiều mẫu phân voi ở bang Uttarakhand, Ấn Độ. Sau khi lấy mẫu kiểm tra phân tích, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rác thải nhựa có hầu hết trong tất cả những mẫu phân gần bãi rác của làng và trong khu rừng gần thị trấn Kotdwar. 

Theo bà Katlam, những con voi này mất khoảng 50 giờ để chuyển hóa thức ăn và chúng có thể di chuyển từ 10 - 20km trong một ngày. Đây thực sự là một điều đáng lo ngại khi mà thị Kotdwar chỉ cách công viên quốc gia vài ki lô mét. 

Đánh giá công trình nghiên cứu của tiến sĩ Katlam, bà Agustina Malizia - một nhà nghiên cứu độc lập của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Argentina và có nhiều nghiên cứu về tác động của nhựa đối với hệ sinh thái đất, cho biết: “Công trình khoa học này cung cấp thêm các bằng chứng thực tế cho thấy ô nhiễm rác thải nhựa đang là một vấn đề đáng lo ngại. Nghiên cứu này là cực kỳ cần thiết, bởi nó có thể là một trong những báo cáo đầu tiên về loài động vật lớn trên cạn ăn rác thải nhựa”.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất