, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 10/03/2023, 07:10

Rác thải nhựa xả ra đại dương sẽ tăng gần gấp 3 lần vào năm 2040

LÊ KIÊN
(theo Reuters)
Một nghiên cứu được công bố hôm 8/3 cho biết, nhựa xâm nhập vào các đại dương trên thế giới đã tăng lên với mật độ chưa từng có kể từ năm 2005 và có thể tăng gần gấp 3 lần vào năm 2040 nếu không có các chính sách kiểm soát rác thải nhựa.
Lượng rác thải nhựa xả ra biển có thể tăng gần gấp 3 lần vào năm 2040. (Ảnh minh họa: Reuters/Antonio Bronic).

Theo nghiên cứu của Viện 5 Gyres (Hoa Kỳ) - một tổ chức vận động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa, ước tính có khoảng 171 nghìn tỷ hạt nhựa trôi nổi trong đại dương năm 2019. 

Nghiên cứu dự đoán ô nhiễm nhựa biển có thể tăng gấp 2,6 lần vào năm 2040 nếu các chính sách toàn cầu ràng buộc về mặt pháp lý không được đưa ra. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã xem xét dữ liệu ô nhiễm nhựa ở cấp độ bề mặt từ 11.777 trạm đại dương tại 6 vùng biển chính trong giai đoạn từ 1979 đến 2019.

Marcus Eriksen, đồng sáng lập của 5 Gyres cho biết: “Chúng tôi nhận thấy một xu hướng đáng báo động về sự gia tăng theo cấp số nhân của hạt vi nhựa trong đại dương toàn cầu từ thiên niên kỷ này. Chúng ta cần một hiệp ước toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý mạnh mẽ của Liên Hợp Quốc về ô nhiễm nhựa để ngăn chặn vấn đề từ nguồn cơn”.

Nhựa và các mảnh vụn được nhìn thấy trên bờ biển Cap Haiti, ở Cap Haiti, Haiti. (Ảnh tư liệu: Reuters/Ricardo Rojas).

Vi nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với các đại dương, chúng không chỉ làm ô nhiễm nước mà còn phá hủy cơ quan nội tạng của động vật biển khi ngày càng có nhiều loại động vật nhẫm lẫn nhựa là thức ăn và đã ăn số lượng lớn vào cơ thể. 

Paul Harvey, một nhà khoa học và chuyên gia về nhựa của công ty tư vấn Giải pháp Khoa học Môi trường Úc chuyên tập trung vào việc giảm ô nhiễm cho biết: “Những con số trong nghiên cứu mới này là một hiện tượng đáng kinh ngạc và hầu như không thể hiểu được”.

Liên Hợp Quốc đã khởi động các cuộc đàm phán về một thỏa thuận giải quyết ô nhiễm nhựa ở Uruguay vào tháng 11 năm ngoái với mục đích soạn thảo một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý vào cuối năm tới.

Trong khi đó, Tổ chức Môi trường Hòa bình xanh Greenpeace cho biết, nếu không có một hiệp ước toàn cầu mạnh mẽ, sản lượng nhựa có thể tăng gấp đôi trong vòng 10 đến 15 năm tới và tăng gấp ba lần vào năm 2050.

Được biết, một hiệp ước quốc tế riêng biệt đã thống nhất vào ngày 5/3 vừa qua để giúp bảo vệ đa dạng sinh học ở các vùng biển trên thế giới.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất