, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 21/09/2021, 08:29

Rau ngổ - vị thuốc dễ tìm trong mỗi gia đình

Lương y DIỆP BÌNH

Rau ngổ (còn gọi là rau om, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ) có tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Thân và lá có mùi rất thơm, giới “sành ăn” cho rằng rau om có vị giữa quế và cumin, đồng thời thoảng nhẹ thêm mùi chanh vì vậy được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị. 

 

Theo y học cổ truyền, rau ngổ có vị cay, tính mát, công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, chống viêm giảm đau, do đó có tác dụng trong điều trị một số bệnh lý ban sẩy, sỏi mật, viêm xương khớp, rối loạn kinh nguyệt, khí hư ở phụ nữ.

Những vị thuốc từ rau ngổ

Điều trị bệnh đường tiết niệu: 

Đối với bệnh nhân mắc một số bệnh về đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, tiểu rắt, phì đại tiền liệt tuyến, vôi hóa tiền liệt tuyến, đau tức bụng dưới… rau ngổ sẽ là vị thuốc hữu ích. Người bệnh nên thường xuyên ăn rau ngổ để kích thích vị giác, làm cho bữa ăn hàng ngày trở nên ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, rau ngổ như một liều thuốc hỗ trợ dự phòng các bệnh về đường tiêu hóa.

Phòng và trị bệnh ung thư: 

Qua một số nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy một số chất trong rau ngổ (như nevadensin…) có khả năng chống lại các tế bào ung thư, kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu khối u… Đối với những bệnh nhân bị ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến, người bệnh có thể giã nhuyễn 100g rau ngổ với 100g lá mồng tơi non để lấy nước và cho thêm 5 muỗng dấm chuối để sử dụng trước khi ăn bữa trưa.

Giải độc: 

Rau ngổ có tính năng giải độc, khiến cho đầu óc luôn sảng khoái, minh mẫn. Nhờ tính năng giải độc này mà rau ngổ sẽ làm giảm và loại bỏ dần mụn bọc, mụn cám, chứng đầy hơi khó tiêu. Rau ngổ nấu chung với bạc hà tươi lấy nước để uống trước khi ăn sáng, uống 5 ngày, nghỉ 5 ngày trong vòng 1 tháng.

Chữa bệnh sỏi thận: 

Rau ngổ có thể chữa được bệnh sỏi thận qua hoạt động giãn mạch máu, giảm co thắt cơ trơn, thúc đẩy lọc máu, lợi tiểu… Từ đó, các tinh thể ở thận bị tiêu nhỏ, hòa tan, dễ đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu. Bạn có thể nấu 50 - 100g rau ngổ với 2 bát nước trong vòng 20 phút rồi chắt lấy nước để nguội uống. Có thể duy trì việc uống nước rau ngổ mỗi ngày và kết hợp với mã đề, râu ngô…

Điều trị cảm ho, sổ mũi: 

Dùng khoảng 20g rau ngổ tươi, sắc uống.

Điều trị sưng tấy, viêm đau, vết thương mưng mủ ngoài da: 

Rửa sạch rau ngổ, giã nát. Sau đó đắp vào vùng da đang thương tổn.

Một vài lưu ý khi sử dụng rau ngổ

Rau ngổ là loại cây thân thảo, mọc không cao, luôn mọc ở sát đất ẩm nên rất nhiều vi khuẩn, trứng sán có thể bám vào lông tơ của rau. Vì vậy khi dùng rau ngổ trong ẩm thực hoặc điều trị bệnh, phải rửa thật sạch. Bạn hãy ngâm rửa rau với nước muối, thuốc tím… trước khi dùng để phòng tránh bị ngộ độc. Trong khi chế biến rau ngổ, nhiệt độ phải đạt đến 40 - 450C mới có thể diệt được trứng giun, sán có thể còn sót lại trong lá cây.

Tác dụng phụ

Hiện nay chưa có tài liệu nào đề cập đến tác dụng phụ, tuy nhiên không nên lạm dụng vì có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Khi dùng rau ngổ điều trị các bệnh cảm, ho, sốt… cho trẻ nhỏ, nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng lạ nào, gây khó chịu, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được giải quyết kịp thời. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất