, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 13/08/2022, 07:00

Sân khấu truyền thanh: Xu hướng mới cho người bận rộn

KHÁNH HƯNG
Sân khấu truyền thanh ra đời là bước đột phá để tạo thêm không gian thưởng thức nghệ thuật cho khán giả.
Khán giả đến xem tại sân khấu kịch truyền thống bắt đầu thưa dần.

Nhằm tạo thêm không gian thưởng thức nghệ thuật cho khán giả, Sân khấu truyền thanh - một chương trình giải trí được đầu tư với nhiều tâm sức - đã ra đời trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH). Đây là bước đi phù hợp với xu thế lựa chọn hình thức giải trí hiện nay của khán giả, khi những nền tảng giải trí online đang chiếm ưu thế vượt trội.

Tuy không được tận mắt thấy thần thái, sắc mặt hay điệu bộ của diễn viên, nhưng nhờ sự tìm tòi cách thức thể hiện, đội ngũ xây dựng Sân khấu truyền thanh vẫn có thể cống hiến cho khán thính giả những vở diễn hết sức chỉn chu, chuẩn mực. Thông qua sóng radio, thính giả vẫn có thể cảm nhận được cái hay của một tác phẩm nghệ thuật và không hề lặp lại so với cách thưởng thức tại sân khấu.

Theo đạo diễn Thanh Hiệp - Ủy viên Thường vụ Hội Sân khấu TP.HCM, Trưởng ban Lý luận phê bình, sân khấu hóa truyền hình là một bước đi đột phá, bắt nhịp xu hướng “di động” trong thưởng thức và giải trí của khán giả. 

“Việc đưa những kịch bản từ các trại sáng tác do Hội tổ chức để quảng bá trên sóng phát thanh trong chương trình Sân khấu truyền thanh đã tạo được hiệu ứng tích cực. Khán thính giả yêu thích sân khấu đã có thể cùng nghe và phản hồi tích cực qua từng kịch mục. Điều này cho thấy nhu cầu thưởng thức kịch qua audio đang rất thịnh hành. Nhiều khán giả ở ngoại thành không có điều kiện đến rạp xem kịch vẫn có thể thưởng thức kịch khi đang di chuyển trên xe ô tô hoặc nghe qua radio khi đang làm việc ngoài đồng. Làn sóng phát thanh đã đưa kịch đến gần hơn và rộng hơn với khán thính giả trong thời gian qua, nhờ vào mối lương duyên giữa VOH và Hội Sân khấu TP.HCM”, đạo diễn - nhà báo Thanh Hiệp cho biết.

Theo chia sẻ của ê-kíp sản xuất, trước khi lên sóng, mỗi vở được dàn dựng và thu âm từ 7 đến 15 ngày. Những nhóm sáng tác, nghệ sĩ khi nhận lời tham gia chương trình đều dành nhiều tâm huyết để tìm tòi ý tưởng, kịch bản mới có tính thời đại và phù hợp với nhiều đối tượng khán giả.

Với 8 vở cải lương và kịch nói chia thành nhiều kỳ phát sóng (như “Sức mạnh tình yêu”, “Cây nhơn ái”, “Cuộc gặp ở trần gian” (tác giả Đăng Minh), “Hạnh phúc ở quanh ta” (tác giả Vương Huyền Cơ), “Những ánh sáng băng” (tác giả Nguyễn Kháng Chiến), “Mắt biếc” (tác giả Hà Minh Mẫn), “Lương tâm bé nhỏ” (tác giả Lê Thu Hạnh), “Hợp lòng dân” (tác giả Ái Lan), hành trình chinh phục khán thính giả của Sân khấu truyền thanh tuy chỉ mới bắt đầu nhưng có thể nhận thấy chương trình đã tạo được những ấn tượng nhất định nhờ kịch bản được đầu tư công phu, dàn diễn viên tâm huyết.

Đạo diễn Thanh Hiệp chia sẻ thêm: “Chúng tôi sẽ ngồi lại trao đổi nhằm tìm ra chìa khóa để cải tiến chương trình hấp dẫn hơn nữa. Hiện nay, chương trình Sân khấu truyền thanh chỉ gói gọn với một vài ê-kíp thực hiện nên muốn mời các diễn viên chuyên nghiệp, những tên tuổi của các sân khấu lớn tham gia khá khó khăn. Cát-xê cho diễn viên cũng là vấn đề không đơn giản. Hội Sân khấu sẽ tham gia vận động để có nguồn kinh phí xã hội hóa tiếp sức với chương trình, bên cạnh đó là vận động các nghệ sĩ tham gia để nâng cao chất lượng chương trình. Chương trình cũng sẽ tìm kiếm thêm nguồn kịch bản phong phú từ các sân khấu, các khóa đào tạo biên kịch trên địa bàn thành phố”.

Tuy không thể hoàn toàn thay thế hình thức biểu diễn truyền thống nhưng hiện tại, Sân khấu truyền thanh vẫn có vai trò nhất định trong việc làm đa dạng thêm món ăn tinh thần cho khán thính giả.

Chương trình Sân khấu truyền thanh phát trên sóng FM của VOH vào lúc 2 giờ 30 phút và 12 giờ ngày thứ tư; 13 giờ 5 phút ngày thứ bảy và 13 giờ 5 phút ngày thứ ba hàng tuần.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đây là sản phẩm thứ 156 ở Thái Lan và là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Ang Thong được gắn GI, đánh dấu việc hoàn thành dự án “Mỗi tỉnh một sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý” của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất