, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 31/08/2022, 06:22

Sau lúa mì, Ấn Độ tiếp tục hạn chế xuất khẩu bột mì

KHÁNH NGUYÊN
(Theo RT, Bloomberg)
Giữa lúc căng thẳng an ninh lương thực toàn cầu đang gia tăng, sản lượng và giá các loại nông sản không thể dự đoán được do nhiều nguyên nhân, chính phủ Ấn Độ đã thông qua chính sách hạn chế xuất khẩu bột mì, khả năng sẽ hạn chế xuất khẩu gạo tấm khiến thị trường thế giới lo lắng.

Chính thức hạn chế xuất khẩu bột mì 

Nội các Ấn Độ cuối tuần qua ra thông báo các lệnh hạn chế xuất khẩu bột mì nhằm làm dịu giá mặt hàng này tại thị trường nội địa.

Trước đó vào giữa tháng 5, nước sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới cũng đã cấm xuất khẩu lúa mì với lý do nắng nóng đe dọa vụ thu hoạch và khiến giá tăng vọt lên mức cao kỷ lục. Giá lương thực này đã tăng lên con số 24.500 rupee (307 USD)/ tấn trong tuần vừa qua tại Ấn Độ. Trước đó, Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu kỷ lục 10 triệu tấn lúa mì trong năm nay, chủ yếu sang các nước đang phát triển như Indonesia, Philippines và Thái Lan.

Sau lúa mì thì đến bột mì Ấn Độ bị hạn chế xuất khẩu. Ảnh: CNN

Trên thực tế lệnh cấm xuất khẩu bột mì lần này không khiến thị trường quá ngạc nhiên, vì tháng trước Ấn Độ đã mở rộng chính sách hạn chế với bột mì nhưng chưa cấm xuất khẩu. Các thương nhân thời điểm đó muốn chuyển bột mì ra nước ngoài thì cần xin phép trước là được, nhưng nay thì cấm hẳn.

Chính lệnh cấm xuất khẩu lúa mì đã làm tăng nhu cầu đối với bột mì Ấn Độ. Xuất khẩu bột mì đã tăng 200% so với cùng kỳ tháng 4-7/2021, nay lại còn tăng phi mã hơn nữa. Do đó, giá trên thị trường nội địa cũng tăng đột biến, buộc chính phủ can thiệp.

Ông Kelly Goughary, nhà nghiên cứu của Công ty dữ liệu Nông nghiệp Gro Intelligence, giải thích lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ sẽ góp phần thúc đẩy giá của mặt hàng này tăng cao hơn vì sau khi lượng xuất khẩu từ khu vực Biển Đen sụt giảm, người mua toàn cầu sẽ phụ thuộc vào nguồn cung từ Ấn Độ. 

Nhưng lệnh cấm cũng chấm dứt luôn hy vọng Ấn Độ có thể lấp khoảng trống thị trường sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Bởi nó cho thấy trữ lượng lúa mì khổng lồ của Ấn Độ đã thiệt hại nhiều do nắng nóng ngay mùa thu hoạch, đồng thời họ cũng phải phân phối lương thực miễn phí cho khoảng 800 triệu dân trong đợt dịch covid-19.

Dự tính hạn chế luôn gạo tấm xuất khẩu

Một số nguồn tin cho hay chính phủ Ấn Độ đang thảo luận về hạn chế xuất khẩu gạo tấm, chiếm gần 20% lượng xuất khẩu của Ấn Độ ra nước ngoài, do giá nội địa đã tăng vọt. Khả năng giới chức trách sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng. Trong khi đó, thị trường vẫn hồi hộp lo lắng.

Người phát ngôn của Bộ Lương thực và Thương mại Ấn Độ từ chối bình luận về thông tin trên, trong khi Bộ Tài chính cũng chưa đưa ra phản hồi nào.

Vận chuyển gạo tại một chợ bán buôn ngũ cốc ở Dankaur, Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg

Ấn Độ chiếm 40% tỉ trọng thương mại gạo toàn cầu, nên nếu lệnh hạn chế này được ban hành sẽ giáng một đòn mạnh vào những quốc gia đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt và nạn đói ngày càng trầm trọng.

Động thái trên sẽ tác động đến hàng tỉ người sống phụ thuộc vào gạo, chủ yếu ở châu Á do khu vực này trồng và tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo trên thế giới.

Gạo tấm chủ yếu được sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc sản xuất ethanol ở Ấn Độ. Năm nay giá gạo tấm đã tăng do nhu cầu xuất khẩu cao. Trung Quốc và một số nước châu Phi đứng đầu trong danh sách nhập khẩu gạo tấm để làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi.

Khi giá lúa mì và ngô tăng lên sau xung đột Nga – Ukraine hồi tháng hai, giá gạo lại giảm với dự trữ dồi dào. Điều này góp phần giúp thế giới tránh được khủng hoảng lương thực trên quy mô lớn. Tuy nhiên, thông tin Ấn Độ dự định hạn chế xuất khẩu gạo tấm hẳn sẽ khiến nhiều người nhớ lại năm 2008, khi giá gạo tăng vọt lên trên 1.000 USD/tấn, gấp đôi mức giá hiện tại.

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất