, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 21/11/2020, 08:33

Sen và tiềm năng phát triển trên vùng đất chiêm trũng Việt Nam

NGUYỄN THẾ TRUNG

Cây sen là loài thực vật thủy sinh, được trồng nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, Nga và một số nước châu Phi… Ở Việt Nam, cây sen được trồng phổ biến là sen hồng và trắng, chủ yếu trồng để lấy hạt. Trồng sen ở các vùng chiêm trũng, thường xuyên ngập nước thay cho các loại cây trồng kém hiệu quả là một cách chuyển đổi cây trồng mang lại lợi nhuận khá cho nông dân. Về mặt mỹ thuật và tâm linh, cây sen là biểu tượng của sự thịnh vượng, thiêng liêng và bất tử của nhiều nền văn hóa ở các nước châu Á.

 

Hiện chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích trồng sen, nhưng dễ thấy Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng sen lấy hạt lớn nhất cả nước với 750ha, tập trung ở hai huyện Cao Lãnh và Tháp Mười. Gần đây có thêm một số tỉnh phát triển cây sen nhưng diện tích không lớn như Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An…

Theo đông y, toàn bộ cây sen đều có thể dùng làm thuốc, và mỗi một bộ phận của sen có tính chất và tác dụng trị bệnh khác nhau. Trà lá sen và trà hoa sen rất tốt cho việc giảm lượng cholesterol trong máu, giảm axit trong dạ dày. Lá sen giúp lượng đường trong máu được điều hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loại lipid máu ở người bệnh tiểu đường. Lá sen còn chứa nhiều chất có tác dụng loại bỏ bớt lượng mỡ trong máu như tamin, alcaloid, vitamin C, các axit citric, tartric, succimic…

Tinh dầu hoa sen làm cho cơ thể sản xuất melanin nhiều hơn, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia nắng mặt trời. Hoa sen có chứa lượng lớn Vitamin C, là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư và các bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, đột quỵ. Cánh hoa sen chứa nhiều thành phần rất công hiệu trong việc tái tạo tế bào máu, do đó người ta dùng hoa sen làm thuốc, làm thực phẩm chữa thiếu máu. Phốt pho trong hoa sen giúp xương chắc khỏe. Khi bị thương có thể dùng một nhúm trà lá sen cầm máu rất hiệu quả. Nếu giã nhuyễn lá sen đắp lên vùng da bị nấm, viêm có tác dụng mau lành da, diệt nấm.

Ngoài giá trị về y học, ngó sen, hạt sen, củ sen được chế biến trong các nhà hàng cao cấp, là thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng.

Viện nghiên cứu Rau quả - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, ngoài giống sen của Việt Nam, Viện đã nhập và trồng các giống sen Nhật ở cả vụ đông xuân, vụ hè thu. Kết quả thực nghiệm cho thấy các giống sen đều sinh trưởng và phát triển tốt. Trồng sen để lấy củ, lấy ngó sen hay lấy hạt đều cho hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa trên đất thường xuyên ngập úng hoặc ao, hồ. Kết hợp trồng sen với nuôi trồng thủy sản như nuôi cá quả, cá rô đồng, ốc bươu… đều cho thu nhập cao. Điều kiện, kỹ thuật sản xuất, thâm canh cây sen không quá phức tạp. Sen nhân giống chủ yếu là nhân vô tính. Độ sâu thích hợp nhất cho sen phát triển là 20cm, khi mới gieo cây, chỉ cần mực nước 5cm, nhưng yêu cầu nguồn nước phải trong. Nếu thâm canh và kết hợp với nuôi trồng thủy sản thì 1ha sen cho thu nhập khoảng 300 - 400 triệu đồng/ha/năm.

Với công dụng là cây dược liệu, cây thực phẩm, cây xuất khẩu gắn với du lịch sinh thái - cây sen rất có tiềm năng phát triển rộng rãi trên vùng đất chiêm trũng, ao hồ ở Việt Nam.

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm




Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất