, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 09/11/2022, 18:43

Số hóa để kiểm soát tính minh bạch của thị trường thực phẩm

TUẤN ANH
Ngày 9/11 tại Hà Nội, Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch (AFT) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Quảng cáo và hội chợ thương mại (VINEXAD) tổ chức Hội thảo chuyên ngành với chủ đề “Kiểm soát tính minh bạch của thị trường thực phẩm bằng công nghệ số”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Triển lãm về thực phẩm, đồ uống Vietfood & Beverage – Propack 2022.
Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia trong ngành thực phẩm và đồ uống, những nhà cung cấp công nghệ số hàng đầu của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch (AFT), thời gian gần đây, liên tục xuất hiện hành vi gian dối, biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “đội lốt” nhãn mác VietGAP để đưa hàng vào siêu thị, đánh lừa người tiêu dùng. Điều này vừa gây hại cho sức khỏe người tiêu thụ, vừa phương hại đến những nhà sản xuất chân chính. Để hạn chế tình trạng này, các nhà sản xuất chân chính phải liên kết lại với nhau để chung tay xây dựng nền sản xuất thực phẩm an toàn, minh bạch.

Tại hội thảo, không ít ý kiến lo ngại rằng mặc dù nhiều doanh nghiệp đã hướng đến sản xuất thực phẩm đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, HACCP…, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Người tiêu dùng cần có sự minh bạch hơn về quy trình, nguồn gốc sản phẩm. Họ muốn có thông tin truy xuất nguồn gốc tại tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để biết liệu đơn vị cung cấp có nỗ lực tối đa trong vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm hay không; sản phẩm có được kiểm soát chất lượng một cách nghiêm túc trong toàn bộ chuỗi cung ứng hay không.

Trước đây doanh nghiệp phải ghi chép, lưu trữ hàng tập hồ sơ giấy tờ dày cộp chứng minh quá trình sản xuất, chương trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp mình là hợp qui và được áp dụng đúng trong thực tế. Ngày nay nhờ công nghệ, mọi chuyện đều có thể được ghi lại trên hệ thống phần mềm được truy xuất dễ dàng bằng máy tính, điện thoại. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số cũng giúp rút ngắn chuỗi cung ứng.

“Công nghệ số đã giúp cho doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên toàn chuỗi cung ứng, từ trang trại đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, giúp cho các nhà sản xuất và phân phối thực phẩm đến với nhau nhanh hơn, minh bạch hơn, tin cậy nhau hơn”, TS. Trần Thị Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch chia sẻ. 

Đây cũng là dịp nhiều nhà cung cấp công nghệ giới thiệu các giải pháp công nghệ số giúp truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ về xu thế thị trường thực phẩm trong và ngoài nước. Giới thiệu các tiêu chuẩn chất lượng thị trường và công cụ để đáp ứng yêu cầu minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Nhiều cơ hội hợp tác giữa các bên cũng đã được thiết lập nhân dịp này. 

Tags

Bình luận


user-avt

Lien

08:11, 10/11/2022

Một hội thảo rất hữu ích, cung cấp nhiều kiến thức cho doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.....

user-avt

Lien

08:11, 10/11/2022

Một hội thảo rất bổ ích, đề cập nhiều vấn đề của thị trường thực phẩm , cần được tháo gỡ....

Xem thêm bình luận
Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất