, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 12/07/2022, 05:30

'Số hóa làng quê' giúp nông dân cải thiện thu nhập

NGỌC KHANH
(Theo FAO, Đại học công nghệ Malaviya Ấn Độ)
Khi cả thế giới không còn xa lạ với internet và digital, thì rất nhiều làng quê ở các vùng nông thôn xa xôi, không chỉ riêng Việt Nam, còn chưa tiếp cận được thị trường. Các dự án số hóa làng quê đang dần giúp người nông dân thuộc các vùng này cải thiện dần thu nhập.
Sáng kiến Làng kỹ thuật số đã giúp nông dân Bangladesh tiếp cận được thị trường lớn hơn cho nông sản địa phương. Ảnh FAO.

Từ khi mới 16 tuổi, Ziaur Rahman đã trồng lúa, khoai tây và các loại rau ở trang trại của gia đình mình tại quận Rangpur, miền bắc Bangladesh. Đến nay khi đã 34 tuổi, Ziaur cảm thấy việc làm nông ngày càng khắc nghiệt. Cùng với vợ là Sahanaz, em trai và em gái làm việc quần quật suốt ngày ở trang trại, lo cho cả gia đình 8 miệng ăn vẫn chẳng dễ dàng gì.

Ziaur tâm sự “thách thức lớn nhất của chúng tôi là giá phân bón, thuốc trừ sâu và hạt giống đã cao nay lại còn tăng chóng mặt, bắp để nuôi gia súc cũng vậy. Nhưng số tiền thu về sau khi thu hoạch và bán cho thị trường địa phương thì chẳng tăng”.

Thật ra câu chuyện của Ziaur đã quá quen với người nông dân trên khắp hành tinh này, nhưng công nghệ kỹ thuật số có thể sẽ hỗ trợ được gì đó. Với sáng kiến 1000 Làng kỹ thuật số toàn cầu, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đang làm việc với chính phủ và các tổ chức nông dân tại Bangladesh như Hiệp hội Sara Bangla Krishark (SBKS), nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số. Từ đó, họ có thể tiếp cận thị trường lớn hơn và cải thiện thu nhập khi bán sản phẩm của mình giá tốt hơn.

Mục tiêu chính của sáng kiến này là thu hẹp “khoảng cách kỹ thuật số nông thôn – thành thị”. Gần 60 Làng kỹ thuật số như vậy đang hoạt động ở Bangladesh tại 3 quận, trong đó có nơi mà Ziaur và gia đình mình đang sinh sống. Nội dung chính của chương trình là dạy nông dân sử dụng công nghệ để tìm giải pháp giải quyết các vấn đề hàng ngày cũng như đầu ra tốt hơn cho nông sản của mình.

Nông dân tại các làng nông thôn của Bangladesh đã có thể dùng các ứng dụng kỹ thuật số để phục vụ việc trồng trọt của mình tốt hơn. Ảnh FAO.

Sau khi tham gia một số khóa đào tạo của FAO, Ziaur cho biết mình đã biết cách sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện một loạt các thao tác như gọi các cuộc gọi internet miễn phí hay dùng các ứng dụng ngân hàng, giải quyết các vấn đề hàng ngày trong nông nghiệp lẫn trong đời sống, tiết kiệm tiền và thời gian hơn trước đây. Chưa kể anh còn được hướng dẫn các ứng dụng di động giúp xác định và khắc phục bệnh trên cây trồng, giống cây trồng nào phù hợp thổ nhưỡng đất nhà mình, dự báo thời tiết, các nền tảng và dịch vụ tiếp thị trực tuyến do chính phủ cung cấp.

Ziaur hồ hởi chia sẻ “tôi đã mua hạt giống và bán rau mình trồng thông qua các nhóm trên Facebook, khách hàng mở rộng ra ở ngoài khu vực tôi sống và giá bán được cũng cạnh tranh hơn. Thu nhập của tôi đã tăng lên 1/3 sau khi áp dụng các công nghệ kỹ thuật số này”.

Tại Ấn Độ, chính phủ cũng thực hiện dự án tương tự với tên gọi “Chương trình Ngôi làng số”, phối hợp cùng với Google số hóa nội dung nông nghiệp tại Ấn Độ bằng tiếng địa phương, và với các ngân hàng lớn tạo tài khoản, hệ thống thanh toán riêng cho nông dân thông qua trang web buôn bán địa phương của họ. Bên cạnh đó còn thành lập các đường dây tư vấn và hướng dẫn nông dân kiến thức cây trồng, gia súc,…bởi các chuyên gia hay kỹ sư nông nghiệp.

Để phát triển hơn trong tương lai, FAO đang làm việc thường xuyên với các tổ chức nông dân để phân tích cách tốt nhất nhằm mở rộng mạng lưới Làng kỹ thuật số, và liên kết mạng lưới này với chiến lược nông nghiệp kỹ thuật số quốc gia của Bangladesh. Mục tiêu lớn hơn là cải tiến mô hình kinh doanh và thí điểm các giải pháp kỹ thuật số mới giúp các nông dân như Ziaur gặt hái được nhiều lợi ích hơn, ông Robert D. Simpson - Trưởng đại diện FAO tại Bangladesh cho biết.

Làng kỹ thuật số sẽ được triển khai ở nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nepal, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam với mục tiêu là 1.000 ngôi làng. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.
Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất