, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 12/08/2020, 09:41

Sơn mài Thành Lễ - vàng son một thuở

HOÀNG ANH

Thành Lễ là xưởng sản xuất các sản phẩm sơn mài đạt đỉnh cao của nghệ thuật sơn mài nước ta vào những năm 1945 - 1975. Chủ xưởng - họa sĩ Nguyễn Thành Lễ, không chỉ là người có con mắt và tài năng nghệ thuật xuất sắc, ông còn có khả năng quản trị và tổ chức cơ sở kinh doanh, quy tụ được hàng loạt nghệ nhân tên tuổi lúc bấy giờ bằng hình thức đãi ngộ rất cao và tạo được môi trường làm việc chuyên nghiệp. Dù chỉ tồn tại trong vòng 30 năm, tên tuổi của sơn mài Thành Lễ vẫn còn vang danh cho đến tận ngày nay, đưa danh tiếng của sơn mài Bình Dương lan tỏa ra cả trong và ngoài nước.

 

Quy tụ nhiều họa sĩ tài năng

Họa sĩ Nguyễn Thành Lễ sinh năm 1919 tại Long Xuyên, học chuyên về sơn mài và chạm trổ, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Thủ Dầu Một khoảng năm 1940 (có tài liệu cho là năm 1938).

Thành Lễ là xưởng sản xuất các sản phẩm sơn mài đạt đỉnh cao của nghệ thuật sơn mài nước ta vào những năm 1945 - 1975. Chủ xưởng - họa sĩ Nguyễn Thành Lễ, không chỉ là người có con mắt và tài năng nghệ thuật xuất sắc, ông còn có khả năng quản trị và tổ chức cơ sở kinh doanh, quy tụ được hàng loạt nghệ nhân tên tuổi lúc bấy giờ bằng hình thức đãi ngộ rất cao và tạo được môi trường làm việc chuyên nghiệp. Dù chỉ tồn tại trong vòng 30 năm, tên tuổi của sơn mài Thành Lễ vẫn còn vang danh cho đến tận ngày nay, đưa danh tiếng của sơn mài Bình Dương lan tỏa ra cả trong và ngoài nước.
Tranh sơn mài

Xưởng sơn mài Thành Lễ thành lập năm 1943, là cơ sở sơn mài lớn mạnh nhất trong làng nghề sơn mài Bình Dương, thu hút sự tham gia của nhiều nghệ nhân, họa sĩ, các hộ dân và các cơ sở gia công. Trong suốt hơn 30 năm trước 1975, Thành Lễ là công ty sản xuất hàng mỹ nghệ cao cấp danh tiếng bậc nhất của miền Nam.

Ngoài mặt hàng chủ lực là sơn mài, Thành Lễ còn lấn sân sang mặt hàng gốm và thảm len, cũng đạt được thành công vang dội. Đây chính là công ty thành công nhất trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đồ trang trí nội thất lúc bấy giờ, có phòng trưng bày và bán sản phẩm ở hai con đường sang trọng ở trung tâm Sài Gòn là Tự Do (nay là Đồng Khởi) và Hàn Thuyên. Tên tuổi của công ty lúc bấy giờ đã vượt ra khỏi biên giới nước ta, đến nhiều khách hàng các nước.

Xưởng sơn mài Thành Lễ được tổ chức theo quy trình khép kín gồm các bộ phận riêng biệt như thiết kế, sáng tác mẫu hàng; thực hiện các công đoạn kỹ thuật cho việc phất vải, hom, quang, mài…; cẩn ốc xà cừ; cẩn trứng; bộ phận mộc thực hiện các công đoạn cưa, xẻ ván.

Uy tín của xưởng sơn mài Thành Lễ được tạo dựng nhờ tập hợp được đội ngũ nghệ nhân, họa sĩ tên tuổi như Ngô Tử Sâm, Thái Văn Ngôn, Nguyễn Văn Tuyền, Duy Liêm, Trần Văn Nam… và đội ngũ thợ chuyên nghiệp. Sản phẩm của sơn mài Thành Lễ không những đạt trình độ kỹ thuật cao mà còn rất phong phú, đa dạng về kiểu dáng. Nhiều mẫu mã chỉ dùng một lần cho một tác phẩm nên giá trị nghệ thuật cao và là sản phẩm độc bản.

Theo Nguyệt san Quản trị xí nghiệp số tháng 10 năm 1972 xuất bản tại Sài Gòn, đến thời điểm đó, Thành Lễ đã có nhiều thành tích như: huy chương vàng Hội chợ Quốc tế Munich 1964, huy chương Bạc do Bộ Kinh tế (Nam Việt Nam) năm 1968, bằng cấp danh dự Hội chợ Paris 1969, huy chương và bằng cấp danh dự Hội chợ Paris 1970, huy chương vàng Hội chợ Kỹ nông công thương Sài Gòn 1970. Ngoài ra, sản phẩm của Thành Lễ đã tham gia các cuộc triển lãm sơn mài tại Pháp (1952), Thái Lan (1954), Philippines (1956) và Hoa Kỳ (1959).

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở tỉnh Bình Dương có trên dưới 10 cơ sở sản xuất sơn mài với hơn 300 hộ dân sản xuất sơn mài cá thể ở làng Tương Bình Hiệp. Trong số đó, xưởng sơn mài Thành Lễ có quy mô sản xuất lớn nhất, quy tụ hơn 200 thợ sơn mài chuyên nghiệp
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở tỉnh Bình Dương có trên dưới 10 cơ sở sản xuất sơn mài với hơn 300 hộ dân sản xuất sơn mài cá thể ở làng Tương Bình Hiệp. Trong số đó, xưởng sơn mài Thành Lễ có quy mô sản xuất lớn nhất, quy tụ hơn 200 thợ sơn mài chuyên nghiệp

Chi mạnh tay đầu tư cho chất lượng

Thành Lễ là người có yêu cầu cực kỳ cao đối với các tác phẩm, đòi hỏi họa sĩ phải liên tục sáng tạo cho tới khi đạt tới giá trị nghệ thuật mới đưa vào sản xuất. Bù lại, ông có chế độ lương thưởng cao nên các họa sĩ, nghệ nhân làm cho ông đều có cuộc sống dư dả, sung túc.

Nhờ tham gia nhiều hội chợ quốc tế và liên tục đoạt giải, sản phẩm của ông tạo tiếng vang tốt. Dù vậy, ông không chạy theo lợi nhuận mà luôn đề cao chất lượng. Ở mặt hàng sơn mài chủ lực, ông dùng nguyên liệu tốt nhất như ván ép en kounmé nhập ngoại, ván gỗ teak hoặc gõ đỏ, bời lời…

Đối với các sản phẩm được bán tại các triển lãm tranh quốc tế, ông sẽ không giao hàng ngay mà đợi đến 6 tháng sau mới giao để chắc chắn chất lượng tranh hay món đồ trong tình trạng ổn định, không bị biến dạng bởi thời tiết ở quốc gia đó. Ông không coi trọng sản lượng mà chỉ quan tâm đến chất lượng, không hề khoán sản phẩm để đạt năng suất cao mà chỉ coi trọng sản phẩm đủ đẹp hay chưa. Có lẽ do vậy, sản phẩm ở đây luôn cao giá hơn cơ sở khác nhưng vẫn đắt khách.

Đến nay, Việt kiều các nước, nhất là từ Pháp và những người thích nghệ thuật trong nước vẫn tìm mua các sản phẩm của Thành Lễ. Sơn mài Thành Lễ xứng đáng với vai trò tiên phong trong việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật sơn mài Bình Dương. Dù đặt cửa hàng tại trung tâm Sài Gòn nhưng xưởng sản xuất của ông đặt tại Bình Dương, các mặt hàng hầu hết đều do các nghệ sĩ của trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một hoặc những người thợ có ít nhiều có liên hệ hay nằm trong ảnh hưởng của trường này làm ra.

Ngoài việc khẳng định tên tuổi của sơn mài, gốm và các sản phẩm nội thất ở Việt Nam trên trường quốc tế, xưởng Thành Lễ còn là một đòn bẩy tích cực cho nền kinh tế tiểu thủ công nghiệp của Bình Dương lúc bấy giờ.

Dù đã ngưng hoạt động sau năm 1975, tên tuổi của xưởng mỹ nghệ Thành Lễ vẫn còn vang danh trong lòng những người yêu nghệ thuật miền Nam. Các sản phẩm đính mác Thành Lễ hiện có giá rất cao và được nhiều nhà sưu tầm săn lùng, sẵn sàng chi lớn để sở hữu được chúng, để lưu giữ quá khứ vàng son của một thương hiệu đã lui vào quá vãng

HOÀNG ANH

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất