"Start-up" công nghệ thổi làn gió mới cho ngành nông nghiệp Indonesia
SỸ ANH
(tổng hợp)
Indonesia vốn là một quốc gia nông nghiệp trong hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, kể từ sau năm 2010, nền sản xuất nông nghiệp của đất nước này đang bị đe dọa. Sự kết hợp của những nhân tố như khan hiếm đất đai, khả năng tiếp cận vốn hạn chế và giá cả thị trường không ổn định đã khiến thanh niên Indonesia không muốn theo đuổi nghề nông. Theo Cục Thống kê Trung ương Indonesia, số nông dân cả nước giảm từ 35,7 triệu năm 2018 xuống còn 33,4 triệu vào năm 2020.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, giới khởi nghiệp của Indonesia bắt đầu hành động trong những năm gần đây. Nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ nông nghiệp như TaniHub, SayurBox và Tanijoy được thành lập để cung cấp những giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề chính trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tiếp cận thị trường
Một trong những thách thức lớn nhất đối với nông dân Indonesia là tiếp cận thị trường. Do đất nước Indonesia là một quần đảo, nông dân gần như không thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa của họ và tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng mà phải qua nhiều lớp trung gian.
Nông dân thường bán sản phẩm của họ cho thương lái trung gian hay tengkulak, những người này sau đó sẽ vận chuyển hàng hóa đến các thành phố khác nhau và bán cho các chợ đầu mối, được gọi là pasar induk ở Indonesia. Các thương nhân nhỏ lẻ sẽ mua sản phẩm từ các thương nhân lớn hơn trước khi đến tay người tiêu dùng.
Những tuyến thương mại phức tạp liên quan đến một số lượng lớn người trung gian dẫn đến sự thiếu hiệu quả, hệ quả là các sản phẩm được bán với giá cao cho người tiêu dùng cuối, trong khi người trồng thực tế chỉ nhận được một tỷ lệ nhỏ so với mức giá sau cùng (được bán ra trên thị trường).
Các công ty khởi nghiệp công nghệ nông nghiệp như TaniHub và SayurBox ra đời với mục đích nhằm loại bỏ các lớp trung gian trong chuỗi cung ứng nông sản, kết nối người nông dân với người dùng cuối thông qua ứng dụng điện thoại thông minh. Bằng cách này, các công ty khởi nghiệp giúp nông dân có thêm thu nhập, đồng thời giảm giá mua cho người tiêu dùng.
Trong khi TaniHub và SayurBox hoạt động trên thị trường B2C (tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng), các công ty khởi nghiệp khác như Panen ID và Chilimart của Chilibeli chuyên khai thác thị trường B2B bằng cách tạo điều kiện để nông dân giao dịch trực tiếp với các khách sạn và nhà hàng.
Các công ty khởi nghiệp công nghệ tại Indonesia
Chuỗi cung ứng nông sản hiện nay
Người trồng → Người trung gian (tiểu thương) → Người thu mua lớn hơn → Nhà bán lẻ → Người dùng.
Tiếp cận vốn
Nông dân thường gặp khó khăn khi cố gắng tiếp cận vốn. Một mặt, họ thường gặp khó trong việc vay vốn từ các ngân hàng với lãi suất thấp, vì nông dân thường thiếu tài sản thế chấp để tiếp cận các khoản vay và cũng e ngại thủ tục hành chính phức tạp.
Mặt khác, các tổ chức tài chính mới dù đang phát triển nhanh vẫn còn thiếu các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nông dân, đặc biệt là ở vấn đề trả nợ. Không giống như các ngành khác, đặc thù của ngành nông nghiệp là thu lợi nhuận theo mùa vụ. Vì thế, hình thức trả nợ hàng tháng không phù hợp với mùa thu hoạch của nông dân.
Để giải quyết vấn đề này, một số công ty khởi nghiệp đã đưa yếu tố công nghệ tài chính vào sản phẩm của họ. Chẳng hạn, TaniHub - sàn thương mại B2B kết nối nông dân với khách hàng - đã ra mắt TaniFund, một nhánh công nghệ tài chính cho vay P2P, cho phép người sử dụng nền tảng chọn một nông dân để cho vay tiền và nhận mức lợi nhuận tương đối cao. Ngoài TaniFund, còn có một số công ty khởi nghiệp khác đang hoạt động trong không gian này, chẳng hạn như Crowde, iGrow, TaniJoy.
Các công ty khởi nghiệp công nghệ thay đổi chuỗi cung ứng
Người trồng → Công ty công nghệ (qua app điện thoại) → Người dùng cuối.
Kết nối người đầu tư và người trồng
Đầu tư hoặc cho vay → Nền tảng kết nối → Người trồng nhận khoản đầu tư, hoàn trả lại sau mùa vụ.
Tiếp cận công nghệ
Sự đổi mới của internet vạn vật (IoT) trong công nghệ nông nghiệp cũng đã xuất hiện trong những năm gần đây. Sự tiến bộ trong công nghệ đã trang bị cho nông dân những công cụ để tự động hóa và tiêu chuẩn hóa các phương thức canh tác.
Sản phẩm công nghệ HabibiGrow của Habibi Garden cho phép nông dân tưới cây và điều khiển nhà kính một cách tự động từ xa. MSMB đã phát triển nhiều công cụ như drone phun thuốc và giám sát, cảm biến thời tiết và đất.
Ngoài nông nghiệp, những công nghệ tương tự cũng được phát triển cho ngư nghiệp. Chẳng hạn, eFishery phát hiện sự thèm ăn của cá thông qua các cảm biến chuyển động và tự động cho chúng ăn. Một công ty khởi nghiệp khác là Jala đã chế tạo một thiết bị giám sát việc điều hòa nước trong các trang trại nuôi tôm.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cơ hội trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa được khám phá. Trong lĩnh vực nông nghiệp, một giải pháp không thể được áp dụng hàng loạt cho mọi cây trồng hay vật nuôi. Ví dụ, các công nghệ IoT để tưới nước cho ruộng lúa có thể không áp dụng được cho ngô. Và cũng nên lưu ý rằng các giải pháp nông nghiệp cần được “siêu địa phương hóa”. Thị trường có thể tồn tại trực tuyến, nhưng không có nghĩa là mọi hoạt động của nó cũng có thể hiện diện trực tuyến. Có những vấn đề phức tạp trong hoạt động như hậu cần, vận chuyển, giám sát và nhiều vấn đề khác không thể xử lý từ xa.
Ngày 2/12/2023, được sự ủy quyền của Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) - đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã trao Kỷ lục Thế giới cho Tác phẩm “Bản đồ Việt Nam” làm bằng tăm giang của Kiến trúc sư, Kỷ lục gia Hoàng Tuấn Long.
Cảng Quốc tế Long An vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương vì đã có thành tích xuất sắc trong việc phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam năm 2023.