, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 04/09/2019, 12:56

Sức hút măng cụt Thanh Tuyền

Xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giờ đây không chỉ được biết đến là một địa danh nổi tiếng trong chiến tranh mà còn là vùng đất đang phát triển mạnh về cây ăn trái, nổi bật là măng cụt.

Ông Nguyễn Văn Can bên vườn măng cụt của gia đình. Ảnh: HỒNG NGA
Ông Nguyễn Văn Can bên vườn măng cụt của gia đình. Ảnh: HỒNG NGA

 

“Tiếng thơm” từ măng cụt

Ông Lưu Vĩnh Quốc, Chủ tịch UBND xã Thanh Tuyền, cho biết thời gian qua xã đã vận động người dân chuyển đổi mô hình kinh tế, cây con phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Từ đó, nhiều mô hình kinh tế mới đã được nhân dân trong xã thực hiện hiệu quả, tạo sức bật cho quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

Đáng chú ý, mô hình trồng măng cụt tại địa phương đã và đang mang lại “tiếng thơm” cho Thanh Tuyền. Từ cây măng cụt, nhiều gia đình trong xã vươn lên khá giả, có thể kể đến như các gia đình ông Nguyễn Văn Tỵ, Trần Văn Sáu, Lê Văn Mé, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Văn Can… mỗi vụ sau khi trừ chi phí mỗi gia đình có thu nhập 150 triệu đồng.

Trong 3 năm gần đây, tại các hội thi trái cây ngon cụm miền Đông Nam bộ, măng cụt xã Thanh Tuyền đều đoạt giải cao. Cũng chính từ đây, măng cụt Thanh Tuyền đã trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến. Điều đó đã được minh chứng rõ nét qua việc Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp phép “Nhãn hiệu tập thể Măng cụt Dầu Tiếng”.

Hiện trên địa bàn xã có 6,6 ha măng cụt của 9 hộ dân được cấp chứng nhận VietGAP. Xã đã thành lập tổ hợp tác với 10 thành viên, tổng diện tích 3,3ha trồng cây măng cụt. Hoạt động chính của tổ hợp tác là trồng và cung cấp sản phẩm măng cụt ra thị trường tiêu thụ.

Trong 4 năm gần đây, tại các hội thi trái cây ngon khu vực Đông Nam bộ, măng cụt xã Thanh Tuyền đều đoạt giải cao. Theo kinh nghiệm của các nhà vườn ở đây, để đoạt giải cao ở hội thi này là rất khó, bởi yêu cầu trái măng cụt phải đạt rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe như: Măng cụt phải to, tròn, đẹp và màu sắc phải tươi; măng cụt được trưng bày trên kệ, bổ ra ruột bên trong phải trắng, vị ngọt thanh và ít hạt. Ngay cả khi được giám khảo chấm điểm cao, quả măng cụt phải được đưa đi xét nghiệm sinh hóa để đo nồng độ thuốc bảo vệ thực vật.

Cú hích phát triển địa phương

Như vậy, trái măng cụt không chỉ ngon, đẹp mà còn phải an toàn cho người dùng mới đoạt giải cao. Điều đó cho thấy, măng cụt Thanh Tuyền giờ đây đã trở thành một thương hiệu thật sự. Đến nay, sau những lần đạt giải cao tại hội thi, măng cụt Thanh Tuyền bắt đầu có sức hút lớn đối với giới kinh doanh trái ăn cây này. Đây là cơ sở để đầu ra măng cụt ở Thanh Tuyền ổn định và bền vững hơn.

Ông Nguyễn Văn Tỵ, Tổ trưởng Tổ hợp tác măng cụt xã Thanh Tuyền, phấn khởi cho biết khi măng cụt được công bố chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Măng cụt Dầu Tiếng” là cơ hội lớn để địa phương quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của mình. Hạnh phúc, niềm vui này không chỉ của riêng tổ hợp tác mà còn là niềm vui, sự phấn khởi của các hộ trồng măng cụt ở Dầu Tiếng. Từ việc chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Măng cụt Dầu Tiếng” sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của huyện Dầu Tiếng.

Đây cũng là cú hích để Thanh Tuyền thực hiện có hiệu quả đề án phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả kết hợp phát triển du lịch sinh thái tại xã. Từ đó, khu vực huyện Dầu Tiếng sẽ tạo ra sản phẩm du lịch liên kết vườn cây Thanh Tuyền - Địa đạo Củ Chi - Khu du lịch hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, thậm chí cả Khu du lịch núi Bà Đen (Tây Ninh); đồng thời khai thác cả đường bộ và đường thủy, du lịch sông nước-vườn cây - tâm linh.

HỒNG NGA/ báo Bình Dương

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất