, //, :: GTM+7

Tăng cường tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

ĐÔNG THỊNH

Trong vài năm trở lại đây, nông nghiệp đang nổi lên là nhóm ngành tăng trưởng mạnh về xuất khẩu. Mặc dù đại dịch Covid-19 hoành hành nhưng 9 tháng năm 2020, tổng trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2019. Trị giá xuất siêu đạt khoảng 7,2 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Thực tế, Việt Nam là nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi và có nhiều mặt hàng nông sản được người nước ngoài ưa chuộng, nhưng những năm trước đây các doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất mà chưa quan tâm đến việc sản phẩm làm ra bán cho thị trường nào, bao bì mẫu mã ra sao. Thêm vào đó, các doanh nghiệp không thể tập trung diện tích đất lớn để ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đạt năng suất, hiệu quả cao nhất. Trong thế giới phẳng tràn ngập thông tin nhưng việc ứng dụng các công nghệ hiện đại không đơn giản với người nông dân bởi họ không biết nên học của ai, học từ đâu…

Vì vậy, vai trò định hướng của nhà nước, nhà khoa học để khoa học công nghệ phù hợp với trình độ chuyên môn và phù hợp với nhận thức, phù hợp với mô hình, loại hình nông nghiệp, nghĩa là phù hợp trong điều kiện thực tế sản xuất cho bà con nông dân rất quan trọng. Đặc biệt là câu chuyện về sử dụng vốn sao cho hiệu quả hay ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh nông sản như thế nào để đạt được hiệu quả tốt.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, vốn đầu tư vào nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm tỷ lệ từ 5,8 - 6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chưa tương xứng với phần đóng góp (từ 15 - 20% trong cùng kỳ) của nông, lâm, thủy sản vào tổng sản phẩm trong nước (GDP). Vốn đầu tư thấp làm hạn chế khả năng tạo thuận lợi cho ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đồng thời cũng là rào cản khiến cho mối liên kết trong các chuỗi sản xuất thường không thành công. Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, đặc biệt tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị nông sản, thông qua thực hiện các biện pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay; phát triển dịch vụ tư vấn hỗ trợ vay vốn và sử dụng vốn vay…

Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống các cơ chế, chính sách khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp/người dân đầu tư trực tiếp hoặc liên kết tổ chức, cá nhân để nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ. Ngoài ra, cần ưu tiên đầu tư, triển khai cơ chế, chính sách đồng bộ, theo chuỗi giá trị của sản phẩm nhằm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia, sản phẩm truyền thống, đặc sản, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ phục vụ xuất khẩu.

Bình luận


user-avt

Trâm Anh

11:10, 30/10/2021

Tác giả bài viết phân tích quá hay. Cần đẩy mạnh vốn cho nông nghiệp công nghệ cao để có sản phẩm sạch, chất lượng cao cho sức khỏe người tiêu dùng..

Xem thêm bình luận
Xem nhiều




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.

Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất