, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 27/07/2022, 18:30

Tăng nhu nhập từ nghề cắt lục bình

BÍCH DUNG
Tranh thủ những lúc nhàn rỗi sau vụ lúa, người dân vùng sông nước cắt lục bình bán mang lại thu nhập ổn định.

Xuôi về các địa phương thuộc huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng (Long An), không khó để bắt gặp hình ảnh cây lục bình được người dân phơi dọc các con đường.

Những lúc rảnh rỗi hay sau các vụ lúa, ông Trần Quang Ngã (49 tuổi, ngụ tại huyện Vĩnh Hưng) bơi xuồng ra con kênh phía trước nhà để cắt lục bình. Được biết, ông Ngã đã làm nghề này hơn chục năm nay dù đây không phải là nghề chính của ông.

Lục bình được phơi dọc các con đường trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng.

“Sau vụ lúa cũng là mùa nước lên nên không có việc gì làm, tôi đi cắt lục bình bán để có thêm đồng ra đồng vô, mỗi ngày cũng kiếm thêm được 100.000 – 200.000 đồng”, ông Ngã chia sẻ.

Ông Ngã cho biết, khoảng 2 năm trước khi bùng phát dịch Covid-19, giá lục bình ở mức 27.000 đồng/kg. Cơn sốt giá lục bình vào thời điểm đó khiến cho người dân đua nhau nuôi lục bình trên sông để cắt bán cho thương lái. Từ sau đại dịch, lục bình không còn xuất khẩu sang Trung Quốc được nên giá lục bình giảm hẳn, hiện chỉ còn 8.000 – 12.000 đồng/kg.

Ông Ngã phơi lục bình vừa mới cắt về.

Sau khi cắt về, lục bình được chặt bỏ phần rễ và lá, phơi khô và đem giao cho thương lái. Thông thường khoảng 12kg lục bình tươi sẽ cho ra 1kg lục bình khô. Lục bình phơi từ 4 - 5 ngày nắng là vừa đủ để cho ra thành phẩm đẹp, sợi mềm mại, dai và bền. Khi bị dính nước mưa lục bình sẽ bị thâm đen, nhũng, không thể bán cho thương lái và phải bỏ đi.

Tranh thủ lúc trời nắng đẹp người dân mang lục bình ra phơi.

Công việc cắt lục bình không quá nặng nhọc lại đơn giản, phù hợp với chị em phụ nữ hay những người lớn tuổi. Tuy việc cắt lục bình thu nhập không cao nhưng ổn định, giúp cho bà con đủ trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày.

Bà Võ Thị Thanh Nga (57 tuổi, ngụ tại huyện Vĩnh Hưng) đã làm nghề cắt lục bình được 5 năm, cho biết: “Trước kia tôi đi bán vé số vất vả mà bấp bênh lắm, nhờ nghề cắt lục bình mà tôi có được nguồn thu tốt hơn, lại còn có thể tự chủ thời gian để chăm sóc cho gia đình”.

Lục bình đã phơi được 2 ngày.
Mỗi bó lục bình khô nặng khoảng 1kg.

Ngoài phơi khô lục bình đem bán cho thương lái xuất khẩu sang Trung Quốc, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ cũng tận dụng loại cây có sẵn ở địa phương này để đan thành giỏ đựng đồ, ghế, bàn, thảm hay các vật dụng trang trí.

Ông Trần Hữu Lợi – Phó Chủ tịch xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An cho biết: “Theo đánh giá của địa phương thì nghề cắt lục bình trước mắt có thể giải quyết được tình trạng tắc nghẽn giao thông đường thủy, khơi thông dòng chảy, thuận tiện cho bà con vận chuyển, giao thương và sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhờ việc sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên sẵn có trên địa bàn, nghề cắt lục bình giúp tạo ra thu nhập ổn định cho bà con”.

Lục bình được bó lại để giao cho thương lái.

Hợp tác xã Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp Cây Trôm tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An đã nghiên cứu thành công công nghệ làm phân bón hữu cơ cho lúa từ cây lục bình, góp phần giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận cho thành viên trong hợp tác xã. Đồng thời tạo ra dây chuyền sản xuất sạch, an toàn, tăng sức cạnh tranh cho ngành lúa gạo sạch trên thị trường.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất