, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 07/09/2018, 15:55

Tập đoàn cao su tìm hiểu mô hình trồng mắc ca

 HÀ KHUÊ

Ngày 15.8, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do ông Võ Sỹ Lực, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn làm trưởng đoàn đã đến thăm, tìm hiểu mô hình trồng mắc ca của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Mắc ca Việt Nam.

Mắc ca là một loài cây rừng, có sức chống chịu tốt, tương đối dễ trồng, ít sâu bệnh hại so với những loại cây ăn quả khác, nên đem lại giá trị kinh tế cao.
Mắc ca là một loài cây rừng, có sức chống chịu tốt, tương đối dễ trồng, ít sâu bệnh hại, đem lại giá trị kinh tế cao.

Đoàn công tác đã đi tham quan vườn giống, nhà máy chế biến của Công ty TNHH MTV Him Lam Mắc ca và mô hình trồng mắc ca của các hộ gia đình trên địa bàn xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết: “Mắc ca là một loài cây rừng, có sức chống chịu tốt, tương đối dễ trồng, ít sâu bệnh hại so với những loại cây ăn quả khác, nên đem lại giá trị kinh tế cao.

Bộ NN & PTNT định nghĩa cây mắc ca là cây lâm nghiệp đa mục đích, sẽ giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần tái tạo môi trường rừng, đồng thời giúp xóa đói giảm nghèo, giúp đời sống của người nông dân ổn định. Tiềm năng của cây mắc ca ở Việt Nam là rất lớn, cả nước có thể trồng khoảng 30 triệu cây, trên 100.000 ha trồng thuần và trồng xen”.

Ông cũng cho biết, theo Dự báo của Hiệp hội Quả khô thế giới (INC), đến năm 2030 lượng cung hạt mắc ca mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thụ. Thực tế quỹ đất và các vùng sinh thái phù hợp với trồng cây mắc ca trên thế giới không nhiều. Hiện nay chỉ có một số nước có thể trồng mắc ca như Úc, Nam Phi, Mỹ, Trung Quốc.

Tại Việt Nam, cây mắc ca du nhập vào từ năm 1993. Vài năm trở lại cây, cây mắc ca bắt đầu “lộ diện” mạnh mẽ hơn ở hai vùng khí hậu đặc biệt phù hợp là Tây Nguyên, Tây Bắc và cùng một số tiểu vùng khí hậu các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Đến năm 2018, Việt Nam đã trồng được 10.000ha.

Sau chuyến đi thực tế, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Hiệp hội Mắc ca Việt Nam sẽ bàn bạc và có chương trình hợp tác cụ thể về việc trồng mắc ca.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất