, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 11/06/2022, 10:47

Tập đoàn Lộc Trời vận hành thử nghiệm máy gặt đập liên hợp cải tiến thu hoạch lúa tại Tri Tôn (An Giang)

LAN TRANG
Sáng 10/6, Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời đã tổ chức vận hành thử nghiệm máy gặt đập liên hợp cải tiến để thu hoạch khoảng ruộng lúa trên 2ha tại ấp Cà Na, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Bộ máy gặt đập liên hợp này do xưởng cơ khí Châu Thành (thuộc Công ty Cổ phần Nông sản Lộc Trời) nghiên cứu và cải tiến, lần đầu tiên được đưa ra sử dụng thử nghiệm tại mô hình này.

Bộ máy gặt đập liên hợp cải tiến do xưởng cơ khí Châu Thành nghiên cứu và cải tiến.

Vùng nguyên liệu lúa gần 4.500ha của tập đoàn Lộc Trời tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang bao gồm nhiều phương thức liên kết và các mô hình khác nhau trong mục tiêu sản xuất lớn, trong đó có mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” - các hoạt động canh tác được cơ giới hóa hoàn toàn và đồng bộ. Theo mô hình của Tập đoàn, lúa chín vào tháng 6 được coi là trong vụ “Hè Thu sớm” hay “Đông Xuân muộn”, đang được thu hoạch “cuốn chiếu” để luôn có “gạo mới” cho tiêu thụ trong và ngoài nước. 

Máy gặt đập liên hợp cải tiến của Tập đoàn Lộc Trời được thiết kế thêm tháp chứa khoảng 1,5 tấn trên thân máy để trữ lúa vừa cắt, sau đó lúa được khoan bơm qua thùng chứa lớn 2,5 tấn trên xe trung chuyển (máy cộ) từ ruộng ra bờ kênh, rồi được khoan bơm vào thùng chứa có cân điện tử và chạy qua băng chuyển trực tiếp xuống ghe.

So với máy gặp đập liên hợp chưa cải tiến, các công đoạn này chỉ cần 2 người: vận hành máy và lái xe trung chuyển. Như vậy chi phí thu hoạch sẽ giảm rất nhiều do tốn ít nhân công. Đồng thời công việc không bị phụ thuộc vào lao động thời vụ. Thêm vào đó, các khoản chi phí bốc xếp từ ruộng vào bờ kênh, cân lúa, bốc xuống ghe, bao đựng lúa… được cắt giảm gần như hoàn toàn. 

Với thử nghiệm này, nếu tính chặt chẽ, chi phí thu hoạch lúa có thể giảm khoảng 130.000đ/tấn. Máy gặt đập liên hợp cải tiến có thể vận hành được trên nhiều nền ruộng của khu vực các tỉnh miền Tây.

Đặc biệt, chất lượng của lúa đã được chứng minh là tốt nhất, ít hao hụt nhất nếu thời gian thực hiện các bước trên cho đến hết công đoạn sấy khô trong nhà máy chỉ trong vòng 8 tiếng.

Buổi khảo nghiệm có sự tham dự của lãnh đạo huyện Tri Tôn, đại diện 14 hợp tác xã thành viên thuộc 2 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp Tri Tôn và Thoại Sơn, lãnh đạo Tập đoàn Lộc Trời và các công ty thành viên. Thành công của buổi khảo nghiệm đã chứng minh mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” của tập đoàn Lộc Trời là hoàn toàn khả thi và hiệu quả.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất