, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 15/01/2024, 15:26

Tập huấn xúc tiến thương mại nông sản hữu cơ giữa Australia và Việt Nam

HÀ PHƯƠNG
Hôm nay (15/1), tại trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra Tập huấn Sẵn sàng xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ giữa Australia và Việt Nam do Trung tâm Phát triển Nông thôn Saemaul Undong phối hợp Mekong Organic tổ chức.

Sự kiện nằm trong chương trình “Giới thiệu và xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong phát triển nông thôn ở Việt Nam”, thuộc khuôn khổ của Dự án “Tăng cường Thương mại và Đầu tư Nông nghiệp hữu cơ giữa Australia và Việt Nam” do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ.

Quang cảnh buổi tập huấn.

Khóa tập huấn cung cấp kiến thức thực tế, toàn diện đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc sản xuất, chế biến và thương mại nông sản hữu cơ tại Việt Nam và xuất khẩu vào thị trường Úc cùng các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Trong số 57 doanh nghiệp đăng ký tham dự, Ban tổ chức lựa chọn 31 doanh nghiệp, hợp tác xã đủ điều kiện sẵn sàng xuất khẩu để tham gia dự án. Khóa tập huấn sẽ mang lại sự hiểu biết cặn kẽ về quy trình xuất khẩu nông sản, đặc biệt là nông sản hữu cơ cho các doanh nghiệp cũng như kết nối phát triển thị trường.

Australia là một thị trường nhập khẩu lớn và khó tính. Người tiêu dùng Australia đặt ra tiêu chuẩn chất lượng rất cao đối với các sản phẩm nhập khẩu và các tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi các quy định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang. Đối với các đơn hàng đầu tiên nhập vào Australia, Nhà nước yêu cầu tạm giữ hàng trong kho từ 15 - 20 ngày để hậu kiểm tất cả các chi tiêu theo quy định ban hành của chính phủ cũng như những tiêu chí nhà sản xuất tự công bố.

Đối với khách hàng mới, nhà nhập khẩu Úc thường thận trọng, đặt trước 2 – 3 đơn hàng thử nghiệm để đảm bảo nhà cung cấp đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. 

Tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Văn Hùng - CEO Công ty TNHH MTV Thương Mại và Sản xuất Viễn Phú đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc xuất khẩu các hàng hóa hữu cơ, bao gồm các điều kiện về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất - kiểm soát môi trường và an toàn lao động; các yêu cầu cụ thể về nhãn mác, bao bì sản phẩm, các loại hồ sơ giấy tờ khi xuất khẩu nông sản hữu cơ vào thị trường Australia…

Ông Nguyễn Văn Hùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc xuất khẩu hàng hóa hữu cơ.

Ông Hùng đặc biệt lưu ý, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hữu cơ, ngoài các tiêu chuẩn của chính phủ Úc về xuất khẩu nông sản thì giữa các doanh nghiệp và đối tác nhập khẩu thường có thêm các điều khoản khác. Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động làm việc với các đối tác để có thể biết và đáp ứng tốt các điều kiện do bên đối tác đưa ra.

Chia sẻ về lựa chọn thị trường xuất khẩu, bà Stefanie Harter – Quản lý cấp cao của Hội đồng Xuất khẩu Australia có 5 bước để nghiên cứu thị trường quốc tế: Xác định được quốc gia cần thâm nhập và biết được lý do vì sao mình cần thâm nhập vào thị trường quốc tế đó; Xác định và hiểu được khách hàng mục tiêu; Nghiên cứu và đánh giá các đối thủ để tối ưu hóa việc cạnh tranh; Biết và hiểu về đặc điểm thị trường tiêu thụ và cuối cùng cần xác định và lựa chọn phương pháp thâm nhập thị trường quốc tế đúng đắn.

Bà Stefanie Harter – Quản lý cấp cao của Hội đồng Xuất khẩu Australia chia sẻ về lựa chọn thị trường xuất khẩu.

Sau mỗi tham luận là phần thảo luận, đặt câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp đang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Các vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất là thủ tục pháp lý, môi trường tác động đến việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…

Khóa tập huấn diễn ra trong 2 ngày (15 và 16/1) với 11 phiên, được kỳ vọng sẽ tăng cường thương mại và đầu tư song phương bằng cách xây dựng và hỗ trợ năng lực cho các doanh nghiệp Australia và Việt Nam tiếp cận các thị trường thực phẩm hữu cơ tương ứng. Đồng thời, khai thác sự đa dạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả 2 nước trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, bao gồm thực phẩm hữu cơ, nguyên liệu hữu cơ đầu vào (phân bón, sản phẩm sinh học và dịch vụ, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc).

Dự án “Tăng cường Thương mại và Đầu tư Nông nghiệp hữu cơ giữa Australia và Việt Nam” từ Chiến lược Tăng cường Hợp tác Kinh tế giữa Australia và Việt Nam (Australia - Vietnam Enhanced Economic Engagement Grant (AVEG) Vòng 02) do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ nhằm mục đích:

1. Tăng cường đầu tư và giao thương giữa hai nước Australia và Việt Nam thông qua việc xây dựng và tăng cường khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp hai nước; 

2. Thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp của Australia và Việt Nam trên các lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ như thực phẩm hữu cơ, cung cấp đầu vào hữu cơ như phân bón, chế phẩm sinh học, dịch vụ, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc;

3. Kêu gọi sự tham gia của nhà nước và ngành hàng thúc đẩy giao thương giữa 2 nước.

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Anh Hoàng Vân là một trong những người tiên phong trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ cho cá tại Việt Nam. Hơn 10 năm nay, anh thực hiện cắt mí mắt, cắt môi, sửa vảy, mang... cho hàng trăm con cá rồng. Thu nhập mỗi tháng lên đến chục triệu đồng.

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm





Bất cứ ai là dân ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đều biết về sự tích “Ông Cả Cọp” ở xã Châu Bình. Đó là chuyện của một con cọp làm Hương cả của làng Châu Bình...

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất