, //, :: GTM+7

Thanh Hóa tăng cường quản lý nguồn tài nguyên nước ngọt

TUỆ MINH
Sáng ngày 03/12/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã họp bàn về Đề án quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt tỉnh Thanh Hóa.
Hồ Cửa Đạt – công trình thủy lợi quan trọng bậc nhất tỉnh Thanh Hóa.

Đây là Đề án nhằm khai thác và sử dụng nguồn nước ngọt hợp lý, bền vững và hiệu quả tài nguyên nước ngọt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đề án đã đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước ngọt nhằm đảm bảo cung cấp cho nhu cầu dùng nước các ngành công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt đến năm 2025 là 3,663 tỷ m3; đến năm 2030 là 3,736 tỷ m3 nước.

Bao gồm tưới ổn định cho diện tích gieo trồng lúa từ 200.000 – 216.000ha; tưới cho diện tích màu và công nghiệp từ 50.000 – 60.000ha; cấp đủ nước sinh hoạt cho các khu đô thị với tỷ lệ cấp nước đạt 100%; các khu nông thôn tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt 99,5%; phục vụ cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 14.128ha.

Hiện nay tỉnh Thanh Hóa mới trữ được 1,41 tỷ m3 nước là dung tích hữu ích chiếm 6% tổng lượng nước ngọt. Các công trình khai thác và sử dụng được 3,54 tỷ m3 chiếm 16% tổng lượng nước ngọt. Do thiếu công trình điều tiết nước nên hầu hết lượng nước mùa lũ không thể kiểm soát và chảy ra biển. Vấn đề hạ thấp lòng dẫn, xâm nhập mặn, nhiều công trình hư hỏng, xuống cấp khiến cho việc khai thác, sử dụng nước khó khăn.

Những năm qua mưa ít nên năm 2020 có khoảng 10.000ha thiếu nước, cấp nước sinh hoạt cho vùng ven biển, vùng miền núi, vùng ven sông khó khăn; tỷ lệ được cấp nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn vẫn còn thấp; tỷ lệ số hộ gia đình được cấp nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn tập trung mới đạt 19%...

Đề án đề xuất 2 nhóm giải pháp chính, gồm: nhóm giải pháp nâng cao quản lý tài nguyên nước và hệ thống công trình khai thác, sử dụng nước; nhóm giải pháp tăng cường khả năng trữ nước, khai thác sử dụng nước trên địa bàn tỉnh.

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao Đề án, tính cần thiết phải ban hành Đề án; Đề án đã khảo sát thực tế với tình hình tại Thanh Hóa nên đưa ra nhóm giải pháp hợp lý. Góp ý cụ thể vào Đề án có đại biểu nhận định, việc điều tiết từ vùng thừa nước sang vùng thiếu nước cũng nhiều khó khăn, chi phí thực hiện Đề án còn cao…

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Những ngày này, nắng nóng khốc liệt kéo dài, nhiều ao hồ, sông suối nhỏ, hồ chứa thủy lợi tại các tỉnh Tây Nguyên đã khô kiệt nước. Nông dân khu vực này đang khẩn trương bằng mọi cách tìm nguồn nước cứu hạn cây trồng.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất