, //, :: GTM+7

Thêm lực đẩy cho dòng vốn mùa dịch bệnh

MINH HUY

Đại dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của doanh nghiệp cũng như thu nhập và đời sống của người dân. Để góp phần tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh cầu tín dụng thu hẹp, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đẩy vốn ra nền kinh tế.

Từ ngày 10/8, tất cả khách hàng có quan hệ tín dụng tại Kienlongbank bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp bởi dịch Covid-19 sẽ được giảm tối đa 1,5%/năm lãi suất vay.

Cung ứng đủ vốn thu mua tạm trữ thóc, gạo

Dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực, gây ách tắc và làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo, đặc biệt là khu vực ĐBSCL. Trước tình hình đó, NHNN đã yêu cầu các NTHM và NHNN chi nhánh các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện ngay các giải pháp hỗ trợ.

Theo đó, các NHTM được yêu cầu chủ động cân đối, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp để có nguồn vốn thu mua tạm trữ thóc, gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến thóc, gạo, góp phần giảm thiểu tình trạng ách tắc trong lưu thông, tồn ứ thóc gạo hiện nay tại khu vực ĐBSCL. Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp; chủ động làm việc trực tiếp với các thương nhân, doanh nghiệp để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương nhân tiếp cận vốn phục vụ thu mua tạm trữ thóc, gạo.

Đồng thời, NHNN cũng yêu cầu các NHNN chi nhánh các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL chỉ đạo các chi nhánh NHTM trên địa bàn cân đối, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp để có nguồn vốn thu mua tạm trữ thóc, gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến thóc, không để xảy ra tình trạng ách tắc, ứ đọng thóc, gạo do thiếu vốn tín dụng.

Hiện các NHTM cũng tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn về cho vay kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó chú trọng cho vay các mô hình chuỗi liên kết thóc, gạo từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, để tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực nông thôn, Bac A Bank cũng vừa có chương trình ưu đãi cho vay từ dự án “Tài chính nông thôn II”. Theo đó, số tiền cho vay tối đa là 75% tổng chi phí và hạn mức cho vay tối đa cũng lên đến 2,3 tỷ đồng cho mỗi tiểu dự án. Thời hạn cho vay dài nhất lên đến 15 năm, mức lãi suất từ 8,45%/năm. Agribank dành 30.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp vay với lãi suất từ 4,5%/năm, trong đó 20.000 tỷ đồng dành cho vay trung, dài hạn…

Giảm lãi vay vùng giãn cách

Tăng trưởng tín dụng đến đầu tháng 8/2021 tăng 6,6% so với cuối năm 2020. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tín dụng cả năm 2021 khoảng 12% và có điều chỉnh phù hợp với diễn biến nền kinh tế; đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả, trong đó ưu tiên tập trung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh sẽ khiến nhu cầu tín dụng giảm. Để đẩy tăng trưởng tín dụng ra nền kinh tế theo hướng an toàn, hiệu quả, trong đó ưu tiên tập trung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiều ngân hàng cũng đã giảm lãi suất cho vay từ 0,5 - 2% đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cụ thể, từ ngày 10/8, tất cả khách hàng có quan hệ tín dụng tại Kienlongbank bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp bởi dịch Covid-19 sẽ được giảm tối đa 1,5%/năm lãi suất vay. Tùy theo mục đích và nhu cầu vay vốn, khách hàng của Kienlongbank còn được hưởng chính sách lãi suất ưu đãi khác.

Trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội, nhiều khách hàng đang trong vùng giãn cách hoặc ở trong khu cách ly và không thể làm đơn đề nghị cơ cấu nợ, không thể nộp tiền thanh toán nợ cũng như không thể di chuyển đến quầy ngân hàng làm thủ tục, nhiều ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất cũng như có những động thái hỗ trợ khách hàng trong vùng giãn cách.

Cụ thể, HDBank vừa công bố giảm lãi suất cho vay bình quân 1%/năm và cao nhất lên đến 2%/năm đối với các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động ở các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19. Đặc biệt, dành ưu tiên quan tâm giảm lãi suất cho khách hàng thuộc địa bàn phong tỏa, giãn cách kéo dài theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. HDBank cũng điều chỉnh giảm lãi suất đến 4,5% so với lãi suất hiện hành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, không yêu cầu chứng minh thiệt hại Covid-19. Với khách hàng cá nhân và các hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ… Ngân hàng này cũng có chương trình ưu đãi lãi suất chỉ từ 7%/năm, số tiền vay lên đến 5 tỷ đồng, được triển khai từ nay cuối năm 2021.

Bên cạnh giảm lãi suất, các ngân hàng cũng tăng cường kênh số hóa để cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Chẳng hạn như Viet Capital Bank vừa công bố tổng đài 24/7 số 1900 555 596 để tư vấn sẽ hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng nằm trong vùng phong tỏa thanh toán dư nợ trực tiếp qua tổng đài. Tổng đài này còn hỗ trợ triển khai việc chuyển phát nhanh hồ sơ tận nhà khách hàng như xác nhận số dư tiền gửi thanh toán, tiết kiệm; cung cấp chứng từ, sao kê, sổ phụ của khách hàng; xác nhận thông tin khoản vay như dư nợ, sao y tài sản đảm bảo, giấy đi đường là xe ô tô đang là tài sản bảo đảm...

Từ nay đến cuối năm, 16 NHTM cam kết giảm lãi suất tổng cộng khoảng 20.500 tỷ đồng. Bên cạnh giảm lãi suất, các NHTM, đặc biệt là 4 NHTM Nhà nước cũng cam kết sẽ giảm 100% các loại phí dịch vụ trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương và một số tỉnh đang thực hiện giãn cách hiện nay. Để đảm bảo việc giảm phí, giảm lãi suất một cách thực chất cũng như đảm bảo việc tiếp cận vốn lãi suất rẻ của các doanh nghiệp, NHNN cũng sẽ tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện các cam kết trên của các NHTM để làm sao từ nay đến cuối năm những cam kết này trở thành hiện thực.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất