, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 13/07/2020, 09:55

Thêm những nhịp cầu mới tại Long An và An Giang

ĐẶNG ANH - HẢI PHƯỢNG

Tháng 6 vừa qua, chương trình Cầu Nông thôn do tạp chí Nông thôn Việt phát động lại tiếp tục có nhiều sự kiện diễn ra dồn dập. Tại tỉnh Long An, cùng với nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, BTC chương trình và các nhà tài trợ đã khảo sát lên kế hoạch xây dựng mới, nâng cấp những cây cầu cũ tại 3 huyện Tân Hưng, Mộc Hóa Và Đức Huệ. Tại An Giang, huyện biên giới Tịnh Biên cũng đã có thêm một loạt cầu được khởi công.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khảo sát xây dựng cầu tại huyện Tịnh Biên, An Giang.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khảo sát xây dựng cầu tại huyện Tịnh Biên, An Giang.

Sau chuyến khảo sát diễn ra vào ngày 16/06, Ban tổ chức Chương trình Cầu Nông thôn và Quỹ Hỗ trợ xây dựng Môi trường xanh Việt Nam đã thống nhất tài trợ 10 tỷ đồng để xây mới, sửa chữa một số cây cầu tại các xã Hưng Hà, Thạnh Hưng, Hưng Điền, Hưng Điền B, Hưng Thành của huyện Tân Hưng (tỉnh Long An). Bamboo Capital Group (BCG) đồng ý tài trợ 5 tỷ đồng để xây các cây cầu tại ấp Bình Bắc, xã Bình Hoà Tây và xã Bình Thành của huyện Mộc Hóa (tỉnh Long An).        

Ban Tổ chức chương trình cũng đã tiến hành khảo sát các vị trí để đưa vào danh sách tài trợ cầu/cống nhằm hoàn chỉnh tuyến đường dọc rạch Gốc, kênh Ba Ren của huyện Đức Huệ)... Theo đại diện địa phương, những tuyến này khi được kết nối sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển nội vùng và giữa Long An với các tỉnh thành lân cận như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương.             

Hiện nay tỉnh Long An có nhu cầu rất lớn về phát triển hạ tầng giao thông do địa hình tỉnh bị chia cắt bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912km. Nguồn ngân sách địa phương không đủ để đầu tư, nên các nguồn hỗ trợ xã hội hoá giúp đỡ Long An xây dựng cầu là rất cần thiết. Do thiếu cầu/cống nên những năm qua, việc phát triển kinh tế của Long An – dù ở vị trí rất thuận lợi khi là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long, vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa biên giới.        

Ngày 23/6, sau gần 1 tháng kể từ khi có kết quả khảo sát, UBND huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) cùng với BTC Chương trình Cầu Nông thôn - Tạp chí Nông thôn Việt đã tổ chức khởi công xây dựng 07 cây cầu tại huyện này, với tổng kinh phí tài trợ hơn 11 tỷ đồng từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Công ty Cổ phần VNG. Các cây cầu được xây mới tại các xã Núi Voi, An Hảo, Tân Lợi và Tân Lập với tải trọng tối thiểu 5 tấn, bề rộng 4 mét, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 09/2020. UBND huyện Tịnh Biên cho biết huyện sẽ đối ứng kinh phí từ ngân sách và các nguồn xã hội hóa để xây dựng, nâng cấp thêm 4 cây cầu nông thôn, mở rộng các tuyến đường dẫn với tổng kinh phí khoảng 6 tỷ đồng.

Từ nguồn “vốn mồi” của Chương trình Cầu Nông thôn, huyện Tịnh Biên cũng đang khảo sát, lập hồ sơ thiết kế - dự toán các công trình đối ứng khác là cầu 30/04 (xã Vĩnh Trung), cầu Bến Lâm Vồ (xã Thới Sơn), và các đường cầu nối tại cầu Tân Tiến – Xáng Cụt, cầu K15B ( xã Tân Lợi), đường nối Cầu Voi 1 (xã Cầu Voi). Đây là những công trình quan trọng, giúp địa phương cải thiện hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển vật tư, nông sản phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng an ninh địa phương.

Ngày 30/06/2020, UBND huyện Mộc Hóa (tỉnh Long An) cũng đã tổ chức lễ khởi công 5 cây cầu thuộc chương trình Cầu Nông thôn, nâng tổng số cầu do chương trình tài trợ tại địa phương này lên 16 cây.

Đó là các cây cầu: Bình Bắc 1, Bình Bắc 2 thuộc xã Bình Hòa Tây và cầu Đường Bàng, Cây Khô Lớn, T2 thuộc xã Bình Thạch. Các cây cầu này có tải trọng tối thiểu 5 tấn, mặt cầu rộng 4m, được Tập đoàn Bamboo Capital tài trợ kinh phí 5 tỉ đồng.

Ông Trần Đăng Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa cho biết các công trình này giúp huyện từng bước hoàn thành mục tiêu xóa bỏ, thay thế cầu tạm, xây dựng hệ thống giao thông liên hoàn kết nối giữa trung tâm hành chính huyện với tuyến đường tuần tra biên giới.

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm

Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất