, //, :: GTM+7

Thị trường rau muống sạch vẫn vắng khách

Vừa qua, tại huyện Hóc Môn, Sở Nông nghiệp và PTNT TPHCM phối hợp với UBND huyện Hóc Môn và UBND huyện Củ Chi tổ chức Hội nghị sản xuất – tiêu thụ rau muống nước VietGAP trên địa bàn TP.

Hiện nay, tại địa bàn xã Bình Mỹ, Củ Chi đã có 228 hộ sản xuất rau muống VietGAP với tổng diện tích 211ha. Xã Nhị Bình - Hóc Môn có 115 hộ với diện tích trồng rau muống VietGAP khoảng 74,9ha.

Mô hình trồng rau muống VietGAP tại Hóc Môn. (Ảnh: nongnghiep.vn)
Mô hình trồng rau muống VietGAP tại Hóc Môn. (Ảnh: nongnghiep.vn)

Từ năm 2016, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đặt ra nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc như Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã tổ chức hướng dẫn sản xuất VietGAP, chuyển giao kỹ thuật đến nông dân trồng rau muống nước ở 02 địa bàn Bình Mỹ - Củ Chi và Nhị Bình - Hóc Môn để tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đến nay, diện tích sản xuất và sản lượng rau muống đạt nhiều nhưng việc tiêu thụ sản phẩm lại gặp khó khăn.   

Rau muống sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe như phải sử dụng phân bón cân đối, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” đảm bảo thời gian cách ly, phải thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch…

Tại Hội thảo, Ông Phạm Văn Cộng – Tổ trưởng Tổ rau muống nước VietGAP (Nhị Bình – Hóc Môn) cho biết, việc tiêu thụ rau muống VietGAP hiện rất khó khăn, vẫn chủ yếu tiêu thụ ở các chợ đầu mối và truyền thống, chỉ khoảng 20% sản lượng rau muống ở Hóc Môn được HTX, công ty thu mua. Giá bán rau muống VietGAP cũng bằng rau thông thường nên người nông dân chưa an tâm để tiếp tục sản xuất, hiện có nhiều hộ đã bỏ không sản xuất theo VietGAP nữa.

Đại diện Công ty Sông Xanh và HTX Mai Hoa cũng cho biết đã cố gắng hỗ trợ sản phẩm rau VietGAP nhưng nhìn chung mặt hàng rau muống VietGAP vẫn chưa được thị trường chấp nhận vì còn nhiều lo ngại về chất lượng.

Mặt khác do thu mua sản phẩm thô nên tỷ lệ hao hụt cao sau sơ chế, tốn thêm chi phí và  nhu cầu tiêu thụ nên doanh nghiệp khó có thể tăng sản lượng thu mua rau VietGAP của người nông dân. Để tiếp tục hỗ trợ, doanh nghiệp sẽ thu mua với giá thỏa thuận nếu mẫu mã đẹp, sạch, có chứng nhận từ các cơ quan thẩm quyền.

Theo Sở NN-PTNT, từ năm 2016 Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp đã tiếp nhận, đánh giá 130 hồ sơ đăng ký rau muống nước VietGAP, trong đó có 106 cơ sở được chứng nhận VietGAP với tổng diện tích là 91,2ha; 51 cơ sở không đạt yêu cầu do chưa ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất và còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và 12 cơ sở sản xuất hủy đánh giá do không muốn tiếp tục sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo Ông Nguyễn Văn Đức Tiến – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp, đại diện cho Sở NN-PTNT TP: Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nên không chỉ riêng siêu thị mà khi bán ra chợ truyền thống thì sản phẩm cũng phải đáp ứng yêu cầu sạch và an toàn. Vì vậy, bà con nông dân sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản xuất rau muống nói riêng cần phải ngày càng cải thiện chất lượng sản phẩm mới tạo sự tin cậy cho người tiêu dùng và doanh nghiệp tiêu thụ.

Thùy Dung

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Nhóm Hi-future là tổ chức được sáng lập nhằm giúp các trẻ phổ tự kỉ hòa nhập cộng đồng, giúp những đứa trẻ không biết mình là ai, không phân biệt được bản thân và thế giới xung quanh… bước vào hành trình “tìm lại ước mơ” cho chính mình.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất