, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 23/11/2021, 16:15

Thổ cẩm Việt Nam - Di sản văn hóa vô giá

KIM HOA
(tổng hợp)
Hoa văn trên đồ dệt của một số tộc người ở Việt Nam là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan và vũ trụ quan của cư dân liên quan.
Hình minh họa

Ông Nguyễn Đình Trung - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk:

Thổ cẩm là một trong những nét văn hóa tạo nên tính đặc trưng của từng tộc người, là “gia tài văn hóa” mà các nghệ nhân qua nhiều thế hệ đã chắt chiu, sáng tạo. Việc bảo tồn và phát triển thổ cẩm không chỉ vì mục đích phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mà còn là sứ mệnh đối với phần di sản quan trọng và thiêng liêng đã được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính thổ cẩm cũng góp phần làm nên tình đoàn kết, sự đa dạng về bản sắc văn hóa và lịch sử của 54 dân tộc anh em, là cầu nối văn hóa giữa chúng ta và bạn bè quốc tế, tượng trưng cho từng nhân sinh quan, tôn giáo, tín ngưỡng, làm nên sắc thái riêng cho từng dân tộc.

TS Nguyễn Thị Ngân - Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam:

Hoa văn trên đồ dệt của một số tộc người ở Việt Nam là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan và vũ trụ quan của cư dân liên quan. Nghệ thuật tạo hình hoa văn vải dệt phong phú, nhiều màu sắc, với nhiều kỹ thuật và hình thức thể hiện chính là nét cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà bản thân người nghệ nhân đã tạo ra trong tác phẩm của mình, làm cho nó không bị nhòa lẫn trong hoa văn của các tộc người khác. Bởi vậy, có thể thấy, cùng với tiếng nói, hoa văn tộc người là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo, mang đặc trưng riêng, rất dễ nhận biết của mỗi tộc người.

Hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân:

Tôi đã đi nhiều quốc gia trên thế giới, biết nhiều chất liệu vải nhưng thổ cẩm Việt Nam là một chất liệu tốt, lại rất đặc trưng cho văn hóa của đất nước mình. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, đồng nghĩa với việc có hàng chục loại vải thổ cẩm khác nhau. Tôi hi vọng cùng tiếng nói của mình và sự quan tâm của cộng đồng, thổ cẩm sẽ bước ra khỏi buôn làng để hòa nhập với môi trường lớn hơn, trở thành cầu nối văn hóa để chúng ta có thể tự hào với bạn bè quốc tế.

Nhà thiết kế Trung Beret:

Tây Nguyên chính là nơi có nhiều chất liệu để phục vụ lĩnh vực thiết kế, nhất là những tấm thổ cẩm do chính người dân tộc thiểu số tại chỗ dệt nên. Mỗi tấm thổ cẩm dệt tay mất rất nhiều công sức nhưng giá trị của chúng chưa thực sự được đánh giá đúng mức. Đó chính là một trong những lí do khiến tôi luôn đau đáu về việc làm sao sử dụng thổ cẩm một cách hợp lí để nâng được giá trị đúng đắn của chất liệu. Nếu không có cội nguồn, không có quá khứ, hiện tại thì không có tương lai. “Thổ cẩm” là một dấu ấn và là thông điệp về cội nguồn. Chúng ta phải kết nối được sự giao thoa giữa cội nguồn và tương lai, giữa giá trị truyền thống và giá trị đương đại.

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13-16/4.



Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất