, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 15/07/2023, 10:30

Thu gom, xử lý và sử dụng rơm rạ bền vững

PHÙNG DŨNG
(nhandan.vn)
Ngày 14/7, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang tổ chức buổi trình diễn đồng ruộng và trao đổi về thu gom, xử lý và sử dụng rơm rạ bền vững.
Trình diễn máy cuộn khô và ướt.

Tham dự có ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gần 500 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cục, vụ, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, chuyên gia và tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, hợp tác xã và hơn 300 nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tại buổi trình diễn trên đồng rộng của nông dân ở ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy (Hậu Giang), các đại biểu được tận mắt chứng kiến quy trình hoạt động của nhiều thiết bị công nghệ trong thu gom, xử lý và sử dụng rơm rạ bền vững như: máy cuộn rơm khô và rơm ướt, máy băm rơm làm phân hữu cơ bón cho rau màu và cây ăn trái, mô hình sử dụng rơm trồng nấm, mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm,…

Ngoài ra, các nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã còn được trao đổi với cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp về những thông tin hướng đến mở rộng áp dụng công nghệ trong việc thu gom và xử lý rơm rạ theo mục đích biến rơm rạ từ phụ phẩm thành sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Trình diễn máy băm rơm làm phân hữu cơ.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, để dần khắc phục tình trạng nông dân đốt và vùi rơm rạ vào đồng ruộng, giải pháp cần làm là thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm rạ.

Cụ thể là nông dân cần đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong thu gom rơm rạ để trồng nấm rơm, làm thức ăn cho bò, phân bón sinh học, nhựa sinh học và nông nghiệp đô thị. Qua đó, nhằm tận dụng, tránh lãng phí và tối ưu hóa tuần hoàn nguyên liệu từ rơm rạ, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính trong thời gian tới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Thông qua các chuỗi sự kiện về hội thảo, công bố ban hành quy trình, sổ tay quản lý và sử dụng rơm rạ theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát thải thấp diễn ra vào chiều hôm qua (13/7) và buổi trình diễn đồng ruộng và trao đổi về thu gom, xử lý và sử dụng rơm rạ bền vững hôm nay, cũng là một trong những hoạt động nhằm hỗ trợ khởi động cho Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh cho vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Mô hình trồng nấm rơm

Các chuỗi hoạt động trên sẽ làm cơ sở để các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trong vùng thực hiện tốt hơn các nguyên tắc, nội dung, quy trình thu gom, xử lý, sử dụng rơm rạ trên đồng ruộng một cách đồng bộ, phù hợp từng địa phương, góp phần tăng thêm giá trị và nguồn thu nhập cho người trồng lúa trên cùng diện tích canh tác và làm giảm phát thải khí nhà kính từ trồng lúa.

Theo Cục Trồng trọt, trong tổng số khoảng 47 triệu tấn rơm rạ được tạo ra mỗi năm trên cả nước, hiện chỉ có khoảng 20% được thu gom và sử dụng với mục đích làm nấm rơm, thức ăn chăn nuôi, đệm lót vận chuyển trái cây,…

Riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng lúa thu hoạch mỗi năm đạt khoảng 24 triệu tấn lúa, đồng thời tạo ra khoảng 26 - 27 triệu tấn rơm rạ. Trong tổng số lượng mưa phát sáng được tạo ra tại vùng này, hiện có đến khoảng 70% là người dân khai hoang trên đồng ruộng hoặc lấp đất vào đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phát thải khí mê-tan và khí thải nhà kính .

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất