, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 27/07/2022, 15:00

Thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng nhờ chăn nuôi công nghệ cao

PHƯƠNG TÂM
Đam mê chăn nuôi từ nhỏ, ông Võ Huy Phương, 43 tuổi (ngụ thôn Tiền Lâm, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) kiên trì xây dựng mô hình vườn ao chuồng ứng dụng công nghệ cao, đem lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng.

Từng bước xây dựng ước mơ

Xuất thân từ một gia đình làm nông, từ nhỏ ông đã luôn ước mơ về một mô hình vườn ao chuồng xây dựng theo cách riêng của mình. Khi đi học, ông hào hứng với những môn liên quan đến nông nghiệp, cố gắng tiếp thu những kiến thức thầy cô truyền tải, vướng mắc chỗ nào sẽ mạnh dạn hỏi rõ vấn đề. Về nhà, ông tự thực hành những gì đã được học, cứ như vậy kiến thức về nông nghiệp ông tích luỹ được ngày càng nhiều.

“Tôi đam mê làm nông, chăn nuôi từ khi còn đi học, năm cấp 2, có môn Kỹ thuật nông nghiệp tôi thích lắm. Sau khi lập gia đình, tôi bắt đầu xây dựng mô hình của riêng mình. Tôi cũng xuất thân từ gia đình làm nông nên cũng không xa lạ với việc trồng trọt, chăn nuôi”, ông Võ Huy Phương tâm sự.

Một góc sân vườn nhà ông Phương.

Ông Phương bắt đầu xây dựng mô hình chăn nuôi với quy mô nhỏ, chỉ với 2 heo mẹ, 500 con vịt, 1.000m2 ao cá và 5.000m2 cà phê. Lúc đầu khó khăn nhiều thứ vì khu vực trong xã khi ấy chỉ trồng cà phê, trồng dâu nuôi tằm, hiếm hộ gia đình làm mô hình vườn ao chuồng nên rất khó khăn để học hỏi kinh nghiệm. Cảm thấy mình chưa nắm được kỹ thuật, chú đã tự tìm hiểu trên đài, báo, chỗ nào có mô hình lạ, có tương lai để phát triển ông sẽ tìm đến học hỏi kinh nghiệm.

“Tôi đi nhiều mô hình vườn ao chuồng lắm. Như Củ Chi, Long An, miền Tây, Đồng Nai,… Mới bắt đầu nên phải chịu khó học hỏi thôi, cũng may mắn là họ nhiệt tình chia sẻ cho mình”, ông Phương vui vẻ cho biết.

Vừa học hỏi kinh nghiệm vừa làm, có những lần áp lực doanh thu, ông phải vay mượn nhiều nơi để duy trì mô hình. Trên con đường hơn 15 năm làm vườn ao chuồng, ông cho biết không ít lần nản lòng vì thất bại. Khi thì do bệnh dịch, khi do thời tiết không phù hợp để nuôi trồng. Nhiều lần muốn từ bỏ ước mơ, nhưng may mắn ông luôn được gia đình ủng hộ, động viên nên kiên trì theo đuổi đến cùng.

Khởi đầu mới với mô hình chăn nuôi công nghệ cao

Tự nhận thấy chăn nuôi theo kiểu truyền thống rủi ro cao khi có bệnh dịch, ông tìm hiểu và nhận thấy chăn nuôi công nghệ cao có khả thi, mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ sang mô hình chăn nuôi công nghệ cao. Ông đã bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư xây dựng lại trang trại chăn nuôi theo mô hình công nghệ cao như: làm hệ thống trần, hệ thống làm mát, máy phát điện… cho 600 heo thịt, 50 heo mẹ. 

Trại heo với hệ thống làm mát.

Theo ông Phương, nuôi heo công nghệ cao thuận lợi hơn so với nuôi heo theo cách truyền thống ngày xưa rất nhiều. Trong khi trước đây một chuồng 500m2 chỉ nuôi được khoảng 200 con heo, khi chuyển sang nuôi công nghệ cao sẽ nuôi được khoảng hơn 400 con. Rất tiện để chăm sóc và vệ sinh. Chi phí thuê nhân công, thuốc men cũng giảm đi nhiều.  “Điều đặc biệt cần lưu ý khi chăn nuôi công nghệ cao đó là thì xử lí người, sát khuẩn sạch sẽ người trước khi vào trại. Như vậy hạn chế được bệnh dịch xâm nhập từ ngoài vào”, ông Phương chia sẻ. 

Hiện tại với trại heo lạnh 1.200m2, ông sở hữu 50 heo mẹ và khoảng 600 heo thịt/lứa. Sau khi mô hình chăn nuôi công nghệ cao thành công, ông yên tâm và bắt đầu phát triển chăn nuôi các loài khác. Ông đã đầu tư xây ao trên diện tích 3.000m2, nuôi thêm các loại cá và ốc bươu.

Hướng dẫn tôi tham quan mô hình, ông Phương cho biết ngoài các loại cá thông thường, ông còn đầu tư nuôi cá Koi. Ông chia sẻ trước đây chỉ nuôi một vài con ở hồ làm cảnh, nhận thấy có tiềm năng phát triển ông bắt đầu nhập cá con về nuôi. Sau khi nuôi từ 4 – 5 tháng và cá đạt trọng lượng khoảng 1kg là có thể xuất bán với giá 700 nghìn đồng/kg. 

Bể nuôi ốc bươu.
Một góc bể cá Koi.

Ngoài ra, ông cho biết, đã chuyển đổi vườn cà phê qua trồng thanh long vì đây là loại cây vừa dễ chăm sóc vừa đem lại thu nhập cao hơn. Hiện tại vườn thanh long của ông đã thu hoạch được 4 lứa nhưng vẫn cho ra trái đạt tiêu chuẩn. Hiện tại mô hinh chăn nuôi công nghệ cao của ông đã mang về thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm cho gia đình. Ông mong muốn được chia sẻ mô hình vườn ao chuồng công nghệ cao của mình đến người dân tại địa phương để giảm nghèo, phát triển vùng kinh tế. Ông được xem như một tấm gương xây dựng mô hình vườn ao chuồng thành công tại địa phương. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất