, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 03/12/2021, 08:05

Thu về bạc tỷ nhờ tháo gỡ khó khăn cho các hộ nuôi cá hồi

PHẠM QUỲNH
(baodantoc.vn)
Đứng trước khó khăn tiêu thụ cá hồi mùa dịch Covid-19, chị Phạm Thị Mai, giám đốc HTX Thức Mai , thôn Can Hồ Mông, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã lựa chọn hướng phát triển nuôi cá hồi theo mô hình khép kín, đầu tư máy móc phục vụ chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm, thu về hàng tỷ đồng.
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến thăm cơ sở của HTX Thức Mai

HTX Thức Mai đã có gần chục năm kinh nghiệm trong việc nuôi cá tầm, cá hồi, trước thực trạng được mùa thì mất giá, nhiều thời điểm HTX của chị cũng như các hộ dân nuôi cá khác lâm vào tình cảnh lao đao vì thua lỗ. Không ngại khó, ngại khổ cùng với nỗi niềm trăn trở làm sao để tìm đầu ra cho cá hồi Sa Pa, chị Phạm Thị Mai đã đã quyết định lựa chọn hướng đi khác biệt, mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mua máy móc tập trung chế biến sâu sản phẩm.

Nhờ chế biến cá hồi thành sản phẩm nên các hộ nuôi không chỉ giải quyết tốt khâu tiêu thụ mà còn thu mua cá cho những nông dân với giá cao hơn so với thương lái. Hiện nay HTX thu mua tại ao nuôi cho người dân từ 160.000 - 170.000 đồng/kg cá hồi nếu hàng đạt chuẩn.

"Thay vì bán cả con như ngày trước, giờ tôi sẽ cắt khúc, rồi đóng túi, hút chân không và chuyển cho khách. Với cách làm này, mọi người ai cũng được ăn cá hồi với mức giá hợp lý hơn", chị Mai lý giải và ước tính mỗi tuần đều tiêu thụ hết 2-3 tấn cá hồi, bao gồm cả cá mua từ các trang trại trong vùng.

Cho đến nay doanh thu của HTX đã có tháng lên đến gần 2 tỷ đồng, các sản phẩm của hợp tác xã được thị trường đón nhận và ưa chuộng. Đặc biệt, các sản phẩm: Ruốc cá hồi Sa Pa, cá hồi Sa Pa cắt khúc, cá hồi Sa Pa phi lê và cá hồi Sa Pa hun khói của HTX được công nhận là sản phẩm phẩm OCOP cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Sản phẩm chế biến từ cá hồi của HTX

Giám đốc HTX Thức Mai cho biết: “Khi xây dựng sản phẩm cá hồi Sa Pa tôi mong muốn cung cấp sản phẩm chất lượng không kém các sản phẩm cá hồi của Châu Âu, dinh dưỡng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm đến với mâm cơm của các gia đình Việt trên khắp cả nước…”.

"Các sản phẩm từ cá hồi của nhà tôi bây giờ cung cấp từ Bắc vào Nam, ở đâu có nhu cầu là xưởng sẵn sàng cung cấp. Các sản phẩm được đóng gói, vận chuyển đến tận tay khách hàng thông qua các kênh phân phối hoặc trang bán hàng online. Hiện nay, nhà tôi có giò chả, xúc xích, ruốc và thịt hun khói cá hồi với giá dao động từ 350.000 - 800.000 đồng/kg", chị Mai cho hay.

Ao nuôi cá giống cung cấp cho cơ sở nuôi cá tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa

Hợp tác xã của gia đình chị Phạm Thị Mai đã tạo việc làm cho trên 20 lao động tại địa phương và mua cá hồi, cá tầm của các hộ nuôi cá người dân tộc Mông tại xã Ngũ Chỉ Sơn. Anh Hạng A Hử, thôn Cửa Cải, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa có chia sẻ: “Chị Mai đã thu mua cá cho đa số người dân tại xã Ngũ Chỉ Sơn, giúp cho người dân trong xã phát triển kinh tế, chúng tôi biết ơn chị rất nhiều”.

Bà Trần Thị Lan Hương, Phó trưởng phòng Kinh tế thị xã Sa Pa cho biết: “Hợp tác xã Thức Mai là cơ sở tiêu biểu luôn chú trọng đến chất lượng của sản phẩm cũng như tìm tòi, sáng tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường đã mang lại hiệu quả kinh tế trong thời gian vừa qua”.

Giữa vùng đất hoang sơ và còn nhiều gian khó, chị Phạm Thị Mai vẫn ngày ngày miệt mài đem tâm huyết của mình gửi vào từng sản phẩm từ cá hồi Sa Pa góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con ở Ngũ Chỉ Sơn.

Hiện nay trên địa bàn thị xã Sa Pa có khoảng 250 cơ sở nuôi cá nước lạnh trong số đó HTX Thức Mai là đơn vị tiên phong thực hiện chế biến sâu các sản phẩm từ cá hồi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. HTX luôn là địa chỉ tin cậy để bà con nhân dân học tập kinh nghiệm về nuôi cá nước lạnh cũng như cung cấp, tháo gỡ những khó khăn cho các hộ nuôi cá nhỏ lẻ về con giống và thức ăn cho cá.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật
Được quan tâm


Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất