, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 31/01/2023, 13:01

Huế triển khai Chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương

TUẤN ANH
Từ tháng 2/2023, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ triển khai tuyển chọn doanh nghiệp, dự án tham gia Chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương. Đây là một trong những chương trình, hành động nhằm thúc đẩy tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm Khoa học và Công nghệ lớn của miền Trung và cả nước.
Chị Phan Ngọc Hiếu với sản phẩm Hoa giấy Maypaperflower lấy cảm hứng từ làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương trình được tổ chức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm linh hoạt và bền vững, thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất cho sản phẩm truyền thống, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Đối tượng tham gia chương trình là các startup về lĩnh vực công nghiệp sáng tạo, sản phẩm truyền thống, nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa có yếu tố đổi mới sáng tạo hoặc dự án đã có sản phẩm thuộc nhóm nghề truyền thống của Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung.

Thông qua chương trình, sẽ giúp tối thiểu 10 doanh nghiệp/dự án hoàn thiện được bộ nhận diện thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả công tác quản trị, gia tăng giá trị. Trong đó, tối thiểu 8 doanh nghiệp/dự án sẽ bán hàng trên sàn Thương mại điện tử, ít nhất 1 doanh nghiệp/dự án sẽ gọi được vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư hợp tác với Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế - đơn vị được giao thực hiện các hoạt động hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo liên quan đến lĩnh vực này.

Ông Cao Quốc Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế cho biết, Trung tâm sẽ hỗ trợ các chương trình và hoạt động tập trung theo bốn nhóm: Kết nối hệ sinh thái, Ươm tạo doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp, Cung cấp hạ tầng phục vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và Cung cấp  vốn cho  doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp.

Một sản phẩm hoa giấy của Mayperflower

Tham gia chương trình, các doanh nghiệp/dự án sẽ được tập huấn để cung cấp các kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, công cụ số, năng lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp/dự án. Đây là nền tảng và cơ sở quan trọng doanh nghiệp/dự án triển khai xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, sáng tạo trong sản phẩm và công nghệ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp/dự án được cung ứng và hỗ trợ các gói dịch vụ về xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, công cụ số, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm truyền thống bằng hình ảnh, thương hiệu, công nghệ, sáng tạo và quản trị hiệu quả.

Các chuyên gia cố vấn thực tiễn và kèm cặp cho từng doanh nghiệp/dự án thực hiện được những hạng mục về sản phẩm, truyền thông và công cụ quản lý. Ngoài ra, các doanh nghiệp/dự án còn được hỗ trợ, kết nối đầu tư và bán hàng cho sản phẩm thông qua các phiên trình diễn và hỗ trợ đưa sản phẩm lên các trang thương mại điện tử uy tín trong nước và quốc tế.

Các doanh nghiệp/dự án tham gia đăng ký chương trình qua form: https://bit.ly/Duan844

Thời hạn đăng ký: 5/2/2023

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất