, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 24/04/2022, 10:37

Gia Lai, Đắk Lắk kết nối hoạt động thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, sinh học

TUẤN ANH
Từ 19 - 23/04, Hội làm vườn Việt Nam - Hiệp hội Rau Quả đã tổ chức hoạt động kết nối, thúc đẩy phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ sinh học tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. Hoạt động này được phối hợp cùng các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu nông sản với sự tham gia của 160 đơn vị doanh nghiệp liên quan.
Chương trình giao lưu kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản ghi nhận nhiều đề xuất hợp tác hiệu quả

Gia Lai và Đắk Lắk có điều kiện thời tiết thuận lợi cho nông nghiệp hữu cơ. Đất đai nơi đây chủ yếu là bazan màu mỡ phù hợp trồng những cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, dâu tằm, điều, ca cao, hồ tiêu, mắc ca, chanh dây; các loại cây ăn quả như bơ, sầu riêng, mít, nhãn, vải thiều, măng cụt… và một số loại cây dược liệu như đinh lăng, hà thủ ô, sâm, mật nhân… 

Hầu hết diện tích trồng cây ở Gia Lai và Đắk Lắk thường tập trung, quy mô lớn. Trước đây người dân canh tác theo kiểu truyền thống. Hiện nay, chính quyền các địa phương đã dần chuyển đối một số diện tích sang trồng thử nghiệm theo hướng hữu cơ, sinh học để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. 

Tuy nhiên, lãnh đạo ngành nông nghiệp hai tỉnh này cho biết, hạn chế của địa phương chính là nguồn vốn, thiếu quy trình kỹ thuật đạt chuẩn, lạc hậu về khoa học công nghệ nên khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cây trồng. Nhiều loại sản phẩm chủ lực chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, 4C, Organic, ISO Rainforest Alliance… để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

PGS.TS Mai Thành Phụng – Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam cho rằng việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc phòng trừ sâu bệnh chưa được kiểm soát chặt chẽ, khiến các sản phẩm nông sản chưa được đánh giá cao, đây là điều cần phải thay đổi

PGS.TS Mai Thành Phụng - Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam cho rằng Hội và các thành viên có thể hỗ trợ các địa phương trong nhiều lĩnh vực liên quan. Từ cung cấp nguồn giống, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ (đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch), cho đến tìm kiếm thị trường, bao tiêu sản phẩm… và kể cả những lĩnh vực mới như truy xuất nguồn gốc, xây dựng mã số vùng trồng. 

Các doanh nghiệp tham gia đoàn công tác cũng cam kết hỗ trợ địa phương tiếp cận nguồn vốn, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành, lập kế hoạch sản xuất, khai thác… Theo đó, địa phương có thể hoàn thiện các bộ chứng chỉ chất lượng đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất khẩu nông sản ra thị trường nước ngoài, cũng như có thêm nhiều loại sản phẩm nông sản hơn nữa (ngoài chanh dây và cà phê) được xuất khẩu đi EU theo Hiệp định thương mại tự do EVFTA.

Mismart ký kết cung cấp dịch vụ máy bay không người lái phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp cho huyện Phú Thiện (Gia Lai)

Tại buổi làm việc, nhiều hợp đồng liên kết 4 Nhà (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông) về phát triển các vùng trồng cây chuyên canh theo hướng hữu cơ sinh học, phát triển du lịch sinh thái… đã được ký kết. 

Trước mắt các địa phương, doanh nghiệp và đối tác sẽ lựa chọn một số vùng chuyên canh trồng lúa tập trung lớn như ở Huyện Phú Thiện (Gia Lai), vùng trồng ớt chỉ thiên quy mô gần 300 ha ở huyện Cư M’gar (Đắk Lắk)… để ứng dụng công nghệ phun tưới bằng máy bay không người lái với các sản phẩm phân hữu cơ, sinh học; xây dựng chỉ dẫn địa lý sản phẩm, vùng trồng và quy trình sản xuất khép kín công nghệ cao dành cho xuất khẩu.

Đoàn tham quan trang trại trồng ớt với diện tích hơn 300 héc-ta ở xã Eatul , huyện Cư M'gar, Đắk Lắk

Lãnh đạo các địa phương liên quan cũng cam kết sẽ tập trung chỉ đạo sản xuất theo hình thức hợp tác liên kết, quy mô lớn theo chuỗi giá trị giữa nông dân, doanh nghiệp với dự hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học. Tạo điều kiện để các hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị nông sản, tham dự các diễn đàn kết nối giao thương; tổ chức tập huấn về kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sinh học và ưu tiên các nguồn vốn đối ứng dành cho việc phát triển nông nghiệp bền vững  

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất