, //, :: GTM+7

Thúc đẩy phát triển nông thôn thông qua tín dụng

THS TRẦN TRỌNG TRIẾT
Ðể hỗ trợ kinh tế vùng ĐBSCL phát triển, thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã triển khai thực hiện nhiều chính sách tín dụng, mở rộng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng hiệu quả ở nông thôn nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của người dân.

Đến cuối 2021, dư nợ tín dụng vùng ĐBSCL đạt 836.235 tỷ đồng, trong đó, riêng dư nợ tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt 460.713 tỷ đồng. Với phương châm “nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính”, hệ thống ngân hàng vùng ĐBSCL thời gian qua tiếp tục tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, phát triển doanh nghiệp, các công trình, dự án trọng điểm… nhằm góp phần phục hồi nhanh kinh tế toàn vùng, khơi thông và chuyển tải hiệu quả dòng vốn tín dụng. 

Giữ vai trò chủ lực trên thị trường vốn và tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn - nông dân, hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn vùng ĐBSCL thực sự gắn với làng xóm và gần gũi với bà con nông dân. Đồng vốn của hệ thống ngân hàng vùng ĐBSCL đã tạo thêm nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển hàng hóa, công nghiệp, dịch vụ du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp sinh thái… Hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết, hỗ trợ vốn đắc lực cho các hộ nông dân có điều kiện vươn lên trong sản xuất kinh doanh, tạo nên những thành tựu nổi bật trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới thông qua việc nỗ lực đưa dịch vụ ngân hàng đến tận vùng sâu, vùng xa để nông dân được tiếp cận tài chính toàn diện. 

Những điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của ngân hàng Agribank là một trong những nỗ lực đó. Bằng cách làm này, đến nay, các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Agribank đã thực hiện được 16.655 phiên giao dịch, cung cấp dịch vụ cho hơn 1.578.091 khách hàng tại 454 xã với tổng số tiền giải ngân đạt 6.038 tỷ đồng, thu nợ 6.628 tỷ đồng, huy động tiết kiệm 3.665 tỷ đồng. Ngoài ra, Agribank vùng ĐBSCL còn triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng với doanh số cho vay chương trình đạt trên 7.400 tỷ đồng, bổ sung vốn phục vụ nhu cầu hợp pháp và cấp thiết cho 193.000 hộ gia đình, cá nhân tại các vùng nông thôn, góp phần đẩy lùi nạn tín dụng “đen” một thời hoành hành tại các vùng này.

Với mục tiêu phát triển sản phẩm, dịch vụ và kênh thanh toán hiện đại, lấy khách hàng là kim chỉ nam làm định hướng cho phát triển bền vững, thời gian qua, hệ thống ngân hàng vùng ĐBSCL đã luôn chú trọng đầu tư nâng cấp, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cũng như các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng khu vực nông thôn.

Quyết tâm cùng ngành ngân hàng hiện thực hóa Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công, hệ thống ngân hàng vùng ĐBSCL còn chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng cho người dân thông qua việc không ngừng sáng tạo trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, kênh phân phối. Hiện đại hóa kênh thanh toán nông thôn bằng việc đầu tư lắp đặt gần 2.530 thiết bị POS, phát triển trên 200 sản phẩm, dịch vụ tiện ích ngân hàng khác ở vùng nông thôn của Agribank là một ví dụ. 

Có thể nói, với những gì đã và đang triển khai, hệ thống ngân hàng vùng ĐBSCL tự hào về những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân khi mở ra cơ hội thoát nghèo và tạo cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi địa phương, thực sự là đòn bẩy hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng Nông thôn mới.

Sở hữu mạng lưới lớn, nay có thêm sự bổ trợ của công nghệ, hệ thống ngân hàng vùng ĐBSCL - bằng những chương trình cụ thể - đang nỗ lực để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng nhanh nhất nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống của người dân và doanh nghiệp, góp phần thay đổi diện mạo và đời sống nông nghiệp - nông dân, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước. 

Tags

Bình luận


user-avt

trâm anh

09:04, 19/04/2022

Ồ bài viết thông tin hữu ích quá, vai trò ngân hàng cấp tín dụng cho nông thôn đáng kể..

Xem thêm bình luận
Xem nhiều

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm

Căn bệnh virus sưng chồi ca cao (CSSVD) do loại rệp sáp gây ra đang tàn phá những rừng cây ca cao ở Tây Phi và có khả năng khiến nguồn cung chocolate toàn cầu gặp nguy hiểm.





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất